Luật Lao Động

Có được sa thải lao động nữ đang mang thai hay không?

Có được sa thải lao động nữ đang mang thai hay không là câu hỏi đươc nhiều người lao động cũng như người sử dụng lao động đặt ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong phạm vi bải viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên của quý bạn đọc, bên cạnh đó cung cấp thêm thông tin một số quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này với mong muốn giúp quý bạn đọc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Sa thải lao động nữ đang mang thai

Các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải

Sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất mà người lao động phải gánh chịu. Do đó, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, pháp luật đã đưa ra các trường hợp cụ thể được áp dụng hình thức kỷ luật này, căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
  • Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Khi người lao động mang thai có thể được sa thải hay không?

Căn cứ theo nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì trong thời gian người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người sử dụng lao động không được áp dụng các hình thức kỷ luật lao động với người lao động này.

Như vậy, về nguyên tắc việc sa thải lao động nữ đang mang thai là trái với nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động. Người sử dụng lao động không được sa thải lao động nữ đang mang thai.

Tuy nhiên, pháp luật cũng đưa ra một số trường hợp ngoại lệ gồm có: Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

nếu đang mang thai bị sa thải thì nên làm gì

Nếu đang mang thai mà bị sa thải thì nên làm gì

Nếu đang mang thai mà bị sa thải thì nên làm gì?

Khiếu nại quyết định sa thải

Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định sa thải của mình. Thời hiệu khiếu nại là 180 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định.

Trường hợp không đồng ý hoặc quá 30 ngày mà người sử dụng lao động không giải quyết thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

Song song với quyền yêu cầu người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định sa thải, người lao động cũng có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Đối với tranh chấp lao động về hình thức kỷ luật sa thải, pháp luật không bắt buộc áp phải thông qua thủ tục hòa giải.

Về trình tự và thủ tục, việc khởi kiện vụ án tranh chấp về quyết định sa thải đối với lao động nữ mang thai được áp dụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

luật sư tư vấn về luật lao động

Luật sư tư vấn về luật lao động

Luật sư tư vấn sa thải lao động nữ đang mang thai

  • Xem xét các quyền lợi và bảo vệ pháp lý đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai.
  • Xem xét hợp đồng lao động, chính sách công ty và các tư liệu liên quan khác.
  • Giải thích quyền lợi và bảo vệ pháp lý của phụ nữ mang thai và đảm bảo rằng công ty tuân thủ đúng quy trình và điều khoản liên quan.
  • Tham gia vào đàm phán, giải quyết tranh chấp hoặc đưa vụ việc ra tòa án nếu cần thiết.
  • Đàm phán, yêu cầu bồi thường, tái tạo công việc hoặc các biện pháp khác để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ mang thai.

Trên thực tế, việc sa thải lao động nữ đang mang thai là một vấn đề phức tạp và phụ thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có quy định cấm sa thải lao động nữ đang mang thai hoặc hạn chế việc sa thải trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết