Luật Dân sự

Có được phản tố tại phiên tòa trong vụ án dân sự không?

Quyền phản tố (hay yêu cầu phản tố) tại phiên tòa trong vụ án dân sựquyền của bị đơn, là một trong những quyền cơ bản và quan trọng được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015). Hiểu một cách ngắn gọn, bị đơn được quyền kiện ngược lại nguyên đơn (người đã khởi kiện mình trước đó). Bài viết dưới đây Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc các vấn đề pháp lý liên quan.

Quyền phản tố trong vụ án dân sự án dân

Quyền phản tố trong vụ án dân sự

Quyền phản tố của bị đơn trong vụ án dân sự

Quyền phản tố trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Quy định tại Khoản 1 Điều 200 BLTTDS 2015 về quyền phản tố của bị đơn: Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Lúc này, bị đơn sẽ sử dụng quyền phản tố để kiện ngược trở lại người đã kiện mình trong trường hợp họ bắt buộc phải là người có liên quan mật thiết trong vụ án dân sự.

Quy định về quyền phản tố của bị đơn trong vụ án dân sự đã cho thấy sự bình đẳng trong giải quyết các vấn đề pháp lý, càng giúp cho quá trình hoạt động tố tụng được diễn ra nhịp nhàng và chủ động hơn.

Điều kiện thực hiện quyền phản tố

Căn cứ theo quy định về quyền phản tố đã nêu ở trên cùng với quy định tại Điều 200 BLTTDS 2015 thì quyền yêu cầu phản tố của bị đơn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, chủ thể trong yêu cầu phản tố.

Phản tố là quyền của phía bị đơn trong vụ án dân sự. Do đó, chủ thể thực hiện quyền phản tố là bị đơn. Đối tượng của yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ có thể là nguyên đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Chính vì thế, bị đơn không thể đưa ra yêu cầu phản tố với các đồng bị đơn trong vụ án dân sự, hay yêu cầu với các đối tượng khác không liên quan ngoài vụ án.

  • Thứ hai, thời điểm đưa ra quyền yêu cầu phản tố.

Thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (tức là trong giai đoạn chuẩn bị phiên tòa sơ thẩm, trước khi phiên sơ thẩm được bắt đầu).

  • Thứ ba, yêu cầu phản tố không cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Nghĩa là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thủ tục yêu cầu quyền phản tố

Thủ tục yêu cầu quyền phản tố

Thủ tục yêu cầu quyền phản tố

Để thực hiện yêu cầu phản tố, bị đơn phải nộp đơn phản tố cho Tòa án để được xem xét và giải quyết, Điều 202 BLTTDS 2015 quy định thủ tục phản tố của bị đơn được tiến hành theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Gồm các bước sau:

Bước 1: Bị đơn gửi yêu cầu phản tố đến Tòa án.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi bị đơn nhận được thông báo của Tòa án, trừ trường hợp gia hạn vì lý do chính đáng cũng không quá 15 ngày. (Khoản 1 Điều 199 BLTTDS 2015)

Bước 2: Tiếp nhận và xem xét đơn phản tố.

Bước 3: Bổ sung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại đơn nếu không được Tòa án chấp nhận.

Bước 4: Thời hạn giải quyết. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày bị đơn nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán được phân công có trách nhiệm xem xét đơn và đưa ra quyết định.

CSPL: Điều 202 BLTTDS 2015.

>>> Xem thêm tại: Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự

Mẫu đơn phản tố vụ án dân sự

Mẫu đơn phản tố

Quyền phản tố được Tòa án chấp thuận khi nào?

Để quyền phản tố của bị đơn được chấp nhận thì yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

CSPL: Khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015.

>>> Tham khảo thêm về: Đơn phản tố trong vụ án dân sự

Luật sư tư vấn viết đơn phản tố trong vụ án dân sự

  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng liên quan đến lĩnh vực tố tụng dân sự;
  • Tư vấn chi tiết, cụ thể quyền đưa ra yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự;
  • Hướng dẫn, trực tiếp soạn thảo đơn, văn bản theo yêu cầu của khách hàng;
  • Thay mặt khách hàng làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Quyền phản tố của bị đơn được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Quy định này thể hiện được tinh thần bình đẳng giữa các đương sự và giúp việc giải quyết vụ án dân sự thuận tiện hơn. Trên đây là các nội dung liên quan đến quyền phản tố tại phiên tòa trong vụ án dân sự. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm luật sư tư vấn luật dân sự xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.91 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết