Luật Doanh Nghiệp

Có được đặt tên doanh nghiệp trùng tên doanh nghiệp đã giải thể không

 

Có được đặt tên doanh nghiệp trùng tên doanh nghiệp đã giải thể không? Đây là một trong vô số những thắc mắc của những doanh nghiệp khởi nghiệp chuẩn bị thành lập về việc đặt tên doanh nghiệp. Bởi tên doanh nghiệp có rất nhiều ý nghĩa quan trọng quá trình hoạt động và sản xuất kinh sau này của các công ty, các doanh nghiệp. Vậy phải làm sao để vừa đặt tên doanh nghiệp vừa hay vừa đúng quy định pháp luật? Đến với bài viết dưới đây các bạn sẽ được hiểu rõ điều này.

Có được đặt tên doanh nghiệp trùng tên doanh nghiệp đã giải thể không?

Khi nào thì được xem là đặt tên trùng và tên gây nhầm lẫn

Tên trùng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên tiếng Việt bao gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp. Do đó, có thể hiểu khi tên doanh nghiệp bị coi là tên trùng với tên doanh nghiệp khác thì có nghĩa là cả loại hình và tên riêng.

Tên gây nhầm lẫn

Ngoài ra, khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Chính vì thế, các chủ thể cần lưu ý phân biệt tên riêng với tên tiếng Việt của doanh nghiệp khi đăng ký thành lập công ty để tránh sử dụng tên trùng, hoặc tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.

>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp tên doanh nghiệp

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như sau:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ngoài việc lưu ý khi đặt tên, Quý khách nên tìm hiểu kỹ các loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập. Bên cạnh đó, để không vi phạm các điều cấm của pháp luật, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

Có được đặt tên doanh nghiệp trùng tên doanh nghiệp đã giải thể không?

Đặt tên doanh nghiệp trùng với tên doanh nghiệp đã giải thể được không?

Hậu quả pháp lý giải thể doanh nghiệp.

  • Chấm dứt hoạt động, xóa tên và đóng mã số thuế của doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh
  • Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp phải trả các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác đối với các chủ nợ; người làm công.

Được phép đặt tên trùng với tên doanh nghiệp đã giải thể

Như vừa phân tích ở trên việc doanh nghiệp bị giải thể sẽ bị xóa  tên của doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh do đó sẽ không phù hợp với khái niệm tên trùng vừa nêu tại mục 1 vì không còn thỏa mãn điều kiện “doanh nghiệp đã đăng ký trước đó”.

Hơn nữa, căn cứ theo quy định bởi Khoản 1 Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể trường hợp này thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Theo đó, sau khi doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản thì những doanh nghiệp khác có thể dùng tên của những doanh nghiệp này để kinh doanh sản xuất mà không bị pháp luật cấm.

Luật sư làm gì trong hoạt đồng thành lập đặt tên doanh nghiệp?

Có được đặt tên doanh nghiệp trùng tên doanh nghiệp đã giải thể không?

Tư vấn

  • Tư vấn và kiểm tra tên dự định đổi sang có đúng quy định không.
  • Tư vấn hồ sơ, trình tự thực hiện thành lập doanh nghiệp với tên mà doanh nghiệp đã dự định sử dụng
  • Tư vấn các thủ tục cần tiến hành về sau để bảo lưu quyền sở hữu trí tuệ đối với tên doanh nghiệp
  • Tư vấn các thủ tục về sau để khách hàng kinh doanh sản xuất theo đúng quy định pháp luật.

Soạn thảo

  • Soạn giấy đề nghị đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
  • Soạn quyết định bằng văn bản về việc thay đổi tên doanh nghiệp
  • Soạn tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.                                      
  • Soạn văn bản thông báo đã thay đổi tên doanh nghiệp với cơ quan thuế

Thực hiện

  • Chuẩn bị mục lục hồ sơ, bìa hồ sơ đổi tên doanh nghiệp theo quy định
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi tên và nhận kết quả
  • Đại diện doanh nghiệp khắc dấu và soạn hồ sơ công bố mẫu dấu theo tên mới
  • Ngoài ra, Luật sư còn có thể thực hiện giải quyết tranh chấp hoặc đưa ra những biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết về những quy định và điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp, đặc biệt là trường hợp đặt tên trùng với tên doanh nghiệp đã giải thể. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết