Luật Doanh Nghiệp

Cổ đông công ty cổ phần có những quyền hạn gì?

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân nắm giữ cổ phần đó và được chia thành nhiều loại. Vậy từng Cổ đông công ty cổ phần có những quyền hạn gì? Sau đây chúng tôi sẽ cụ thể nội dung trên dưới bài viết này.

Cổ đông công ty cổ phần có những quyền hạn gì?

 

Cổ đông Công ty cổ phần bao gồm những ai?

Theo quy định tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN 2020) cổ đông Công ty cổ phần bao gồm:

  • Cổ đông phổ thông
  • Cổ đông ưu đãi biểu quyết
  • Cổ đông ưu đãi cổ tức
  • Cổ đông ưu đãi hoàn lại
  • Cổ đông ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

Quyền hạn của cổ đông Công ty cổ phần

Quyền hạn cổ đông phổ thông

Theo quy định Điều 115 LDN 2020, cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

  • Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
  • Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  • Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
  • Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của LDN 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
  • Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
  • Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

Quyền hạn cổ đông ưu đãi biểu quyết

Căn cứ Điều 116 LDN 2020 cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:

  • Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết.
  • Các quyền khác như cổ đông phổ thông, nhưng cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trong thời hạn 3 năm, từ khi thành lập công ty, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập hoặc chuyển nhượng cho người khác và được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập còn lại.

Quyền hạn cổ đông ưu đãi cổ tức

Quyền hạn cổ đông ưu đãi cổ tức quy định tại Điều 117 LDN 2020 như sau:

  • Nhận lợi nhuận cao hơn so với cổ đông phổ thông.
  • Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản.
  • Các quyền khác như cổ đông phổ thông, nhưng cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức không được tham dự họp Đại hội đồng cổ đông, không có quyền biểu quyết và không được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

Quyền hạn cổ đông ưu đãi hoàn lại

Điều 118 LDN 2020 quy định về quyền hạn cổ đông ưu đãi hoàn lại:

  • Có quyền yêu cầu và được công ty hoàn lại số vốn đã góp theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
  • Thực hiện các quyền khác tương tự như cổ đông phổ thông, nhưng cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, không được dự họp Đại hội đồng cổ đông và đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Các tranh chấp thường xảy ra giữa các cổ đông Công ty cổ phần

Các cổ đông Công ty cổ phần thường xảy ra tranh chấp gì?

Các tranh chấp thường xảy ra giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần:

  • Tranh chấp về tư cách cổ đông: cổ đông không đóng góp tiền cho một cổ phần nào trong số cổ phần đã đăng ký hoặc góp không đủ số cổ phần đã đăng ký nhưng yêu cầu quyền và lợi ích như của một cổ đông đã góp đủ vốn.
  • Tranh chấp trong quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp: cổ đông lớn muốn giữ chức vụ của mình trong HĐQT…
  • Tranh chấp phát sinh từ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông: quyết định không hợp pháp dẫn đến ảnh hưởng quyền và lợi ích của cổ đông.

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp

  • Soạn thảo mẫu đơn, văn bản liên quan tới việc giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp bất đồng;
  • Trao đổi với khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch để thực hiện;
  • Tiếp xúc với các bên liên quan để đàm phán, hòa giải tranh chấp nội bộ;
  • Đại diện khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án;
  • Các công việc liên quan khác.
Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp

Trên đây là bài viết chi tiết về Cổ đông công ty cổ phần có những quyền hạn gì. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

5 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết