Luật Doanh Nghiệp

Cơ chế ủy quyền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ủy quyền là hoạt động phổ biến trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy cơ chế ủy quyền được thực hiện thế nào? Trách nhiệm pháp lý của người được ủy quyền được quy định ra sao? Cần lưu ý gì về phạm vi ủy quyền và hậu quả pháp lý đối với việc thực hiện quá phạm vi ủy quyền cho phép. Bài viết sau sẽ tư vấn về vấn đề này.

cơ chế ủy quyền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ủy quyền là hoạt động phổ biến trong doanh nghiệp

Quy định pháp luật về ủy quyền

Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015).

Về hình thức ủy quyền

  • Hình thức ủy quyền chỉ còn tìm thấy gián tiếp tại Khoản 1 Điều 140 BLDS 2015 như sau: thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Như vậy, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.

Chủ thể ủy quyền

Người đại diện theo uỷ quyền có các loại:

  • Đại diện theo ủy quyền của cá nhân
  • Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân
  • Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác.

Lưu ý: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Hậu quả pháp lý

  • Giao dịch dân sự do người ủy quyền xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi ủy quyền làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được ủy quyền.
  • Người ủy quyền có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc ủy quyền.
  • Trường hợp người ủy quyền biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi ủy quyền là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được được ủy quyền, trừ trường hợp người được ủy quyền biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Thời hạn

Cách xác định thời hạn ủy quyền:

  • Do các bên thỏa thuận
  • Do pháp luật quy địn
  • Thời hạn ủy quyền đã hết;
  • Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
  • Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
  • Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  • Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
  • Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Phạm vi

Người ủy quyền chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi ủy quyền theo nội dung ủy quyền.

thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận

Thời hạn ủy quyền có thể do các bên thỏa thuận

Xem thêm: Thủ tục thay đổi giám đốc công ty cổ phần

Ủy quyền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các cơ chế nào?

Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 14 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về ủy quyền:

  • Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định.
  • Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền sẽ thực hiện:
    • Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện;
    • Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện.
  • Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần, cho mỗi người đại diện.
  • Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền, phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho số lượng người đại diện theo ủy quyền.
  • Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo. Trong đó, văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

o   Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;

o   Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp tương ứng mỗi người đại diện theo ủy quyền;

o   Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của từng người đại diện theo ủy quyền;

o   Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được ủy quyền;

o   Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.

  • Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

o   Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

o   Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;

o   Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;

o   Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

Vai trò của luật sư trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  • Đảm bảo tính hợp pháp của các giao dịch thương mại;
  • Tư vấn cho các doanh nghiệp quyền lợi hợp pháp và nhiệm vụ của mình, bao gồm các nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu các hậu quả pháp lý xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp nếu có hậu quả pháp lý xảy ra trong hoạt động kinh doanh.

luật sư có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Luật sư có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến cơ chế ủy quyền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan xin vui lòng liên hệ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP qua HOTLINE 1900.6363.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cám ơn.

4.9 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết