Luật Doanh Nghiệp

Chọn trọng tài thương mại hay tòa án làm cơ quan tài phán khi doanh nghiệp có tranh chấp?

Thị trường kinh doanh luôn tìm ẩn những rủi ro và việc phát sinh tranh chấp là không thể tránh khỏi. Nên khi tham gia ký kết hợp đồng các bên thường sẽ thỏa thuận cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn trong việc lựa chọn trọng tài thương mại hay toà án làm cơ quan tài phán khi doanh nghiệp có tranh chấp?. Bài viết sau đây sẽ đánh giá được ưu nhược điểm của hai phương pháp, để quý bạn đọc có lựa chọn phụ hợp nhất.

So sánh Trọng tài và Tòa án

So sánh Trọng tài và Tòa án

>>> Xem thêm: Trình tự thủ tục yêu cầu tòa án hủy phán quyết của trọng tài hoặc trung tâm trọng tài

Các phương thức giải quyết tranh chấp doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005, khi các bên tham gia ký kết hợp đồng thương mại mà phát sinh tranh chấp thì có thể lựa chọn các hình thức sau để giải quyết tranh chấp:

  • Thương lượng giữa các bên: các bên tự bàn bạc để thống nhất cách thức loại trừ tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba. Phương án giải quyết được các bên thực hiện trên tinh thần tự nguyện không mang tính ràng buộc.
  • Hòa giải: do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải tranh chấp giữa các bên. Phương án giải quyết tranh chấp cũng được thực hiện trên tinh thần tự nguyện thiện chí của các bên.
  • Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án: phương thức giải quyết tranh chấp qua cơ quan tài phán, kết quả của việc giải quyết tranh chấp là một bản án, quyết định hay phán quyết có giá trị buộc các bên phải thi hành theo quy định của pháp luật.

Các nhiều cách thức giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn

Các nhiều cách thức giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Tòa án là cơ quan xét xử của nhà nước và nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Quy trình xét xử được diễn ra theo trình tự, thủ tục và bản án hay quyết định được đảm bảo thi hành bằng quyền lực nhà nước.

Ưu điểm giải quyết qua Tòa án

  • Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên bản án quyết định của Tòa án có tính cưỡng chế cao. Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ đảm bảo tính hiệu lực của bản án.
  • Cơ quan thi hành án đảm bảo việc thi hành án của các bên theo quy định Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014.
  • Nguyên tắc xét xử công khai đảm bảo tính minh bạch, có tác dụng răn đe các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật.
  • Tòa án có điều kiện tốt hơn trọng tài viên trong quá trình điều tra vụ việc
  • Chi phí thường thấp hơn so với Trọng tài

Nhược điểm giải quyết qua Tòa án

  • Thủ tục tố tụng thiếu linh hoạt vì phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng
  • Bản án, quyết định của Tòa án có thể bị kháng cáo khiến việc giải quyết tranh chấp có thể trì hoãn, kéo dài ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Nguyên tắc xét xử công khai có thể ảnh hưởng đến những bí mật kinh doanh hay uy tín của doanh nghiệp,
  • Bản án, quyết định của Tòa án khó được sự công nhận của quốc tế.
  • Tòa án thường chỉ dùng ngôn ngữ và pháp luật quốc gia để giải quyết tranh chấp.

>>Xem thêm: Hướng giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa tòa án và trọng tài thương mại

Ở Việt Nam việc giải quyết tranh bằng Tòa án vẫn được ưu tiên hơn

Ở Việt Nam việc giải quyết tranh bằng Tòa án vẫn được ưu tiên hơn

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Theo quy định tại Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”. Theo đó thẩm quyền xét xử của Trọng tài được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, phương pháp Trọng tài đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.

Ưu điểm giải quyết tranh chấp qua Trọng tài

  • Thủ tục linh hoạt, đơn giản. Các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh
  • Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đảm bảo tính bí mật hơn so với Tòa án
  • Các bên có thể lựa chọn Trọng tài viên mà các bên tin tưởng để giải quyết.
  • Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm và không bị kháng cáo
  • Việc sử dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp phù hợp với các tranh chấp quốc tế.
  • Phán quyết có giá trị công nhận trên nhiều quốc gia

>>Xem thêm: Phán quyết trọng tài có giá trị bằng bản án của tòa án không?

Nhược điểm giải quyết tranh chấp qua Trọng tài

  • Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thường cao
  • Do thẩm quyền xét xử dựa trên sự thỏa thuận nên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài của các bên
  • Việc điều tra, xác minh chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp mất nhiều thời gian hơn so với Tòa án
  • Việc đảm thực thi bản phán quyết không bằng Tòa án.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Chọn trọng tài thương mại hay tòa án làm cơ quan tài phán khi doanh nghiệp có tranh chấp?” nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề liên quan cần được giải đáp vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hỗ trợ nhanh nhất.

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết