Cho người chưa đủ tuổi mượn xe gây tai nạn: Ai chịu trách nhiệm? Đây là một thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Để làm rõ được thắc mắc trên chúng ta cần phải biết tuổi chịu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xử lý đối với người DƯỚI 18 TUỔI phạm tội. Vậy trách nhiệm của người cho người khác mượn xe là gì? Bài viết này sẽ tư vấn cho các bạn về vấn đề trên.
Cho người chưa đủ tuổi mượn xe gây tai nạn: Ai chịu trách nhiệm?
>>Xem thêm: Cấn nợ bằng cách lấy xe máy có bị xử lý hình sự ?
Mục Lục
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 91 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
- Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Người dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông thì có bị phạt tù không?
Người chưa đủ tuổi mượn xe gây tai nạn bị xử lý ra sao?
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nếu người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Căn cứ theo tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Tuy nhiên, theo nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì nếu người phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thuộc khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương XII Bộ luật này.
Nếu người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
Căn cứ theo tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự.
Do đó, nếu người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Trách nhiệm của người cho người khác mượn xe
Trách nhiệm của người cho người khác mượn xe
Pháp luật về dân sự, hình sự và Luật giao thông đường bộ đều có quy định liên quan đến trách nhiệm của chủ xe khi cho người khác mượn xe.
Trước hết, cần xác định phương tiện giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ căn cứ theo Điều 601 Bộ Luật Dân sư 2015. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
Trước khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần đảm bảo người mượn xe đủ điều kiện lái xe theo quy định pháp luật. Nếu cho người không đủ tuổi, không đủ sức khỏe hoặc không có giấy phép lái xe mượn xe mà gây tai nạn thì chủ xe phải chịu trách nhiệm.
>> Xem thêm: Không đủ tuổi lái xe bị phạt bao nhiêu?
Cho người chưa đủ tuổi mượn xe gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm không?
Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 264 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì có thể:
- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (Khoản 1 Điều này).
- Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Khoản 2 Điều này).
- Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (Khoản 3 Điều này).
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Khoản 4 Điều này).
Trên đây là bài viết về cho người chưa đủ tuổi mượn xe gây tai nạn thì ai phải chịu trách nhiệm. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN VỀ LUẬT HÌNH SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.