Luật Hành Chính

Chi phí nhờ luật sư tranh tụng trong vụ án hành chính

Tranh chấp hành chính là tranh chấp phát sinh giữa một bên là cơ quan hành chính và bên kia là các cá nhân hoặc tổ chức. Đặc trưng trong tranh chấp này là cơ quan hành chính nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước và có quyền ra các quyết định mà bên kia (cá nhân, tổ chức…) phải thực hiện. Vậy Chi phí nhờ luật sư tranh tụng trong vụ án hành chính được tính như thế nào? Mời các bạn cùng đọc và tham khảo bài viết dưới đây:

Dịch vụ luật sư tranh tụng trong vụ án hành chính

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hành chính cho doanh nghiệp

Mục Lục

Các giai đoạn tố tụng và thi hành một vụ án hành chính

Giai đoạn khiếu nại (nếu thân chủ muốn khiếu nại trước khi khởi kiện).

Chủ thể có quyền khiếu nại

Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Khiếu Nại 2011 (LKN 2011), thì người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

  • Khiếu nại lần đầu

Căn cứ Mục I chương 3 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là chủ thể đã ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

  • Khiếu nại lần hai

Căn cứ mục I Chương 3 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Hình thức khiếu nại:

Theo Điều 3 Nghị định 124/2020 thì: Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp và Đơn khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.

Khiếu nại bằng đơn khiếu nại:
  • Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Khiếu nại trực tiếp:
  • Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 LKN 201. Bên cạnh đó, người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020.
Khiếu nại trong vụ án hành chính

>>> Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Hành Chính Bằng Khiếu Nại

Thời hiệu khiếu nại

Theo quy định tại điều 9 LKN 2011, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Trình tự, thủ tục khiếu nại:

Nộp đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại.

Người khiếu nại phải gửi đơn khiếu nại và các tài liệu liên quan (nếu có) hoặc khiếu nại trực tiếp đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Thụ lý giải quyết khiếu nại.

Theo quy định tại điều 16 Nghị định 124/2020 quy định:

  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Giải quyết khiếu nại.
Đối với khiếu nại lần đầu

Theo quy định tại điều 28 LKN 2011, thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Đối với khiếu nại lần hai

Theo quy định tại điều 37 LKN 2011, thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Quyết định giải quyết khiếu nại phải do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định và phải có các nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 31, Điều 40 LKN 2011.

  • Theo quy định tại điều 32 LKN 2011: Đối với khiếu nại lần đầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
  • Theo khoản 1 điều 41 LKN 2011 quy định: Đối với khiếu nại lần hai, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.

Thủ tục khởi kiện hành vi/quyết định hành chính

>>> Xem thêm: Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là gì?

Giai đoạn thụ lý đơn khởi kiện

Căn cứ theo Điều 42 LKN 2011, hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại TÒA ÁN theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Chủ thể có quyền khởi kiện

Khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 (LTTHC 2015) quy định: Người có quyền khởi kiện bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Người khởi kiện là “cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.”

Thời hiệu khởi kiện hành chính

Theo Khoản 2, 3 Điều 116 LTTHC 2015 quy định thời hiệu khởi kiện đối với vụ án hành chính:

  • 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  • 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

  • 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  • 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

Về thủ tục khởi kiện hành chính

Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định:

  • Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định. Đơn khởi kiện phải có các nội dung quy định tại Điều 118 LTTHC 2015.
  • Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
  • Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
  • Cá nhân là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
  • Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.

Phương thức gửi đơn khởi kiện

Theo quy định tại Điều 119 LTTHC 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính.
  • Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Thụ lý và thông báo về việc thụ lý vụ án

Theo Điều 125,126 LTTHC 2015 quy định:

  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Giai đoạn xét xử sơ thẩm

Giai đoạn xét xử sơ thẩm được quy định tại chương IX LTTHC 2015:

Theo điều 149 LTTHC 2015, thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm được quy định như sau: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

– Các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử quy định tại điều 165 LTTHC 2015:

+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án

+ Đình chỉ giải quyết vụ án

+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử

– Mở phiên tòa sơ thẩm khi giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp sơ thẩm

+ Bắt đầu phiên tòa, gồm các công việc sau quy định tại Mục 2 Chương IX LTTHC 2015:

* Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử

* Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch

* Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng

+ Tranh tụng tại phiên tòa quy định tại Mục 3 Chương IX LTTHC 2015:

  • Nghị án và tuyên án

* Nghị án: là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án.

* Tuyên án: Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.

Giai đoạn xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Thời hạn kháng cáo trong giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp phúc thẩm

Thời hạn kháng cáo quy định tại điều 206 LTTHC 2015 như sau:

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án.

  • Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở trong trường hợp người có quyền kháng cáo là cơ quan, tổ chức.
  • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giữ hoặc bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày làm đơn kháng cáo theo xác nhận của người có thẩm quyền của nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm

Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 217 LTTHC 2015:

  • Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
  • Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại điều 221 LTTHC 2015 thì: Trừ vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Tùy từng trường hợp, Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định sau đây:

+ Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án (Điều 228 LTTHC 2015)

+ Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án (Điều 229 LTTHC 2015)

+ Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Phiên toà phúc thẩm và những quyết định tố tụng trong giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp phúc thẩm

Phiên toà phúc thẩm và những quyết định tố tụng trong giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp phúc thẩm được quy định cụ thể tại Chương XIII LTTHC 2015 như sau:

Phạm vi xét xử phúc thẩm
  • Phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Xem xét việc hoãn hoặc tiếp tục phiên tòa phúc thẩm

Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.

  • Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ:
  • Lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
  • Lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó. Trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ. Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
  • Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ:
  • Lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
  • Lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
  • Hỏi về việc kháng cáo, kháng nghị và xử lý việc thay đổi kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa
  • Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm
  • Nghị án và tuyên án

>>Xem thêm: Các Trường Hợp Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Hành Chính

Giai đoạn thi hành bản án/quyết định giải quyết vụ án hành chính

Thi hành bản án, quyết định hành chính

Những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành

Theo quy định tại điều 309 LTTHC 2015 thì những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành bao gồm:

  • Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
  • Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
  • Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án.
  • Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 296 của Luật này.
  • Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị.

Thi hành bản án, quyết định của Tòa án

Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính

Theo quy định tại Điều 309 LTTHC 2015, việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thực hiện như sau:

  • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án về việc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện quyết định hành chính thì các bên đương sự phải tiếp tục thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính thì quyết định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên đương sự căn cứ vào quyền và nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án để thi hành;
    • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên bố hành vi hành chính đã thực hiện là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải đình chỉ thực hiện hành vi hành chính đó kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
  • Trường hợp Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thi hành ngay khi nhận được quyết định;
  • Quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Thời hạn tự nguyện thi hành án được xác định như sau:
  • Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án, quyết định quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều 311 LTTHC 2015 kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
  • Người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 311 LTTHC 2015 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.

Cơ quan phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải thông báo kết quả thi hành án quy định tại khoản này bằng văn bản cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án đó.

Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 111 LTTHC 2015 mà người phải thi hành án không thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 312 của Luật này.

Yêu cầu, quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án
  • Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 của LTTHC 2015, mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án, tài liệu khác có liên quan đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Quyết định buộc thi hành án phải được gửi cho người phải thi hành án, người được thi hành án, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định buộc thi hành án cũng phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để theo dõi việc thi hành án hành chính theo quyết định của Tòa án.

Các công việc của luật sư tranh tụng khi tham gia vụ án hành chính

Tư vấn về phương án, yêu cầu khởi kiện

  • Tư vấn phương án khiếu nại trong trường hợp còn khả năng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí;
  • Tư vấn khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm thủ tục tố tụng đến Viện kiểm sátcó thẩm quyền;
  • Tư vấn lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết phù hợp;
  • Tư vấn thu thập chứng cứ, chứng minh thiệt hại trong tranh chấp hành chính;
  • Tư vấn phương án tố tụng tại cơ quan giải quyết tranh chấp hành chính;

Soạn thảo văn bản

  • Soạn thảo đơn từ, nộp đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, … gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo đơn từ liên quan để thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo bản tự khai các văn bản khác theo đúng quy định;
  • Soạn thảo bản luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại cơ quan giải quyết tranh chấp;

Tham gia giải quyết vụ án

Đại diện ủy quyền

Theo Khoản 5 Điều 60 LTTHC 2015 thì:

  • Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của đương sự mà mình là đại diện.
  • Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Được quy định tại Khoản 6 Điều 61 Luật TTHC 2015 như sau:

  • Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
  • Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;
  • Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;
  • Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc;
  • Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chi phí giải quyết một vụ án hành chính

Thỏa thuận phương thức thanh toán

Phí, lệ phí tố tụng

  • Chi phí tố tụng không bao gồm các chi phí thuê luật sư
  • Án phí và các chi phí tố tụng khác: Luật sư không trực tiếp thu phí này, thân chủ nộp theo yêu cầu của tòa án và các cơ quan chức năng khác theo quy định tại Chương IX Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Thù lao luật sư

Thù lao của luật sư bao gồm:

  • Thù lao cố định: Được thống nhất ngay sau khi Luật sư nghiên cứu xong hồ sơ cụ thể và dự kiến những công việc cần thực hiện. Có thể thỏa thuận lại bằng phụ lục hợp đồng nếu có tình huống không thể lường trước phát sinh.
  • Thù lao kết quả: Để nâng cao hiệu suất công việc các bên có thể ký kết thêm hợp đồng hứa thưởng. Khách hàng chỉ phải thanh toán khi đạt được kết quả như mong muốn.

Thứ hai, thù lao Luật sư được tính trên các căn cứ sau:

  • Mức độ phức tạp của công việc.
  • Thời gian của luật sư bỏ ra để thực hiện công việc.
  • Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Văn phòng luật sư.
  • Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ nội dung vụ việc, đặc thù công việc và yêu cầu của khách hàng thì luật sư thỏa thuận với khách hàng áp dụng cách tính thù lao sau:

  • Thù lao tính theo giờ làm việc.
  • Thù lao trọn gói theo vụ việc.

Căn cứ tính thù lao luật sư

Thời gian nghiên cứu, tham gia giải quyết vụ án

Thời gian quy đổi theo sản phẩm tư vấn: được quy đổi từ kết quả công việc của Luật sư/Chuyên gia pháp lý, bao gồm giờ làm việc trực tiếp với Quý Khách hàng, Email tư vấn, Thư tư vấn, Tài liệu được soạn thảo, … Đối với các công việc được yêu cầu (không kể đến mức độ phức tạp của vụ việc), Chuyên tư vấn luật thực hiện quy đổi kết quả tư vấn ra thời gian tính phí dịch vụ như sau:

  • Email tư vấn hoặc Thư tư vấn hoặc Tài liệu soạn thảo: 500 từ tương ứng với 01 giờ;
  • Tài liệu cần rà soát, kiểm tra tính pháp lý, review: 500 từ tương ứng với ½ giờ.

Trong một số trường hợp Quý Khách hàng yêu cầu những vấn đề pháp lý đơn giản như rà soát để lược bỏ bớt các nội dung trái quy định của pháp luật hoặc không cần thiết Chuyên tư vấn luật sẽ cân nhắc hỗ trợ không tính phí hoặc tính phí bằng một nửa so với cách tính phí nêu trên.

Thời gian làm việc thực tế: Là thời gian mà Quý Khách hàng và Chuyên tư vấn luật có thể định lượng được thông qua các buổi tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, thời gian tham gia các cuộc họp, sự kiện, đàm phán,… Thời gian chờ đợi để làm việc (nếu có) được tính bằng 50% thời gian làm việc. Tuy nhiên, thời gian này chỉ là tương đối và Chuyên tư vấn luật sẽ cân nhắc để có thể hài hòa được quyền lợi của cả hai bên.

Tính chất, mức độ phức tạp của sự vụ

  • Căn cứ theo tính chất, mức độ phức tạp của các vụ việc pháp của vụ việc; điều kiện, tình hình tài chính của Quý khách hàng; Thời gian, chi phí đầu tư công sức của luật. Trường hợp khách hàng cần hỗ trợ chuyên sâu về vấn đề cụ thể, mức phí, biểu phí thuê sẽ được cập nhật phù hợp, có HỖ TRỢ giảm phí để đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.
  • Trong trường hợp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến vụ việc, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng PHỤ LỤC hợp đồng.

Yêu cầu đặc thù của thân chủ đối với sự vụ

  • Khi khách hàng có yêu cầu, Luật sư sẽ tư vấn trực tiếp (chỉ áp dụng cho gói Nâng cao và Chuyên nghiệp) tại Văn phòng Chuyên tư vấn luật hoặc Văn phòng của Quý Khách hàng hoặc một địa điểm khác theo yêu cầu của Quý Khách hàng trong nội thành TP. Hồ Chí Minh, sẽ được tính theo thời gian hạn mức và thời gian tư vấn trực tiếp thực tế (không bao gồm thời gian di chuyển).

* Nếu ở khu vực ngoại thành TP.HCM (Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, quận 12) thì hỗ trợ thêm công tác phí là 1.000.000 đồng/ ngày.

  • Trong trường hợp phải giải quyết các công việc ngoài TP. Hồ Chí Minh, phí công tác sẽ được tính riêng và thời gian công tác sẽ không trừ vào Thời gian hạn mức. Thời gian đi công tác sẽ được tính theo ngày tương ứng với 8 giờ làm việc.

Thù lao luật sư mang tính đặc thù và không có mức phí chung tổng quan cho tất cả

  • Thù lao dịch vụ pháp lý phụ thuộc vào bản chất nhu cầu khách hàng, chất lượng của dịch vụ theo yêu cầu khách hàng, tính phức tạp của vụ việc và kỹ năng luật sư cũng như kiến thức của từng luật sư. Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Trước khi bắt đầu vào việc tư vấn dịch vụ pháp lý, luật sư và khách hàng luôn thỏa thuận với nhau về vấn đề thù lao để đảm bảo không có bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra về phí trong quá trình tư vấn. Phí thù lao được tính theo sự thỏa thuận với khách hàng sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố vì mỗi hồ sơ sẽ có một mức phí khác nhau nên sẽ không có khung phí nhất định hay một biểu phí chung trong trường hợp này.

Nhằm đảm bảo nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam thì Luật sư sẽ không hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư.

Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ

Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi gồm các bước:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với vụ việc về pháp luật dân sự cần hỗ trợ giải quyết;
  • Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;
  • Bước 3: Khách hàng và Chuyên tư vấn Luật ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
  • Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và đưa ra phương án xử lý theo các phương thức như trên; đồng thời tư vấn cho khách hàng những ưu, khuyết điểm của từng phương án cũng như thực hiện công việc theo thoả thuận.
  • Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý theo các phương thức trên và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Chúng tôi cam kết sẽ mang lại lợi ích TỐI ƯU cho khách hàng với các tiêu chí:

  • An tâm về chất lượng dịch vụ: Đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao, hiểu biết chuyên sâu về nhiều lĩnh vực. Chúng tôi thực hiện cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối và cập nhật thường xuyên tiến trình thực hiện yêu cầu của quý khách
  • Hiệu quả: Vụ việc được xử lý nhanh gọn, đảm bảo đúng luật, triệt tiêu các rủi ro pháp lý về sau
  • Chi phí rõ ràng, cụ thể, căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc và đảm bảo hỗ trợ tối đa mức phí theo khả năng tài chính của khách hàng.

Liên hệ

Chuyên tư vấn luật nhận hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật trực tuyến qua các hình thức như sau:

Tư vấn trực tuyến

  • Để được hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp qua EMAIL: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bài nội dung tư vấn đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mail: chuyentuvanluat@gmail.com, sẽ được Luật sư mảng tố tụng hành chính trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất.
  • Để được hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật tố tụng hành chính qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900.63.63.87 và trình bày nội dung cần hỗ trợ pháp luật tố tụng hành chính với luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • ZALO: Trường hợp quý khách có tài liệu cần gửi nhanh, và hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật dân sự nhanh vui lòng gửi qua Zalo theo số điện thoại 0819700748 để luật sư xem xét và trả lời.
  • FACEBOOK: FANPAGE Chuyên Tư Vấn Pháp Luật

Tư vấn trực tiếp

  • Gặp trực tiếp luật sư dân sự tại trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM.
  • Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TP.HCM.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ tư vấn, chi phí nhờ luật sư tranh tụng trong vụ án hành chính. Nếu khách hàng đang có vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến tố tụng hành chính và cần được gặp luật sư chuyên về tố tụng hành chính tư vấn thì đừng ngần ngại liên hệ đặt lịch ngay với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

Chuyên tư vấn luật hi vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.57 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết