Che giấu tội phạm thông thường người che giấu có thân tình với tội phạm. Việc che giấu đấy theo quy định pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự.
Sự khác nhau giữa che giấu và không tố giác tội phạm
>>> Xem thêm: Che giấu tội phạm bị khởi tố hình sự trong trường hợp nào
Mục Lục
Hành vi che giấu tội phạm được pháp luật quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 quy định tội che giấu tội phạm nghĩa là: “Che dấu tội phạm là hành vi không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người PT, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội thì phải chịu TNHS về tội che dấu tội phạm trong những trường hợp mà BLHS quy định.”
Hành vi che giấu tội phạm đối với một số tội danh được liệt kê cụ thể tại Điều 389 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hành vi che giấu tội phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Bên cạnh đó, trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Tuy nhiên, Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác được quy định trong BLHS hiện hành.
Như vậy, tội che giấu tội phạm là hành vi của người tuy không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Đặc điểm của hành vi che giấu tội phạm là không có sự hứa hẹn trước; Hành vi này được thực hiện khi tội phạm đã kết thúc. Hành vi được biểu hiện dưới hình thức hành động với lỗi cố ý trực tiếp. Không phải hành vi che giấu tội nào cũng cấu thành tội mà chỉ cấu thành tội che dấu tội phạm khi che giấu những tội mà luật đã quy định.
Tội che giấu tội phạm có 4 đặc điểm sau:
- Không có sự hứa hẹn trước (nếu hứa hẹn trước sẽ trở thành đồng phạm).
- Chỉ thực hiện sau khi tội phạm kết thúc.
- Luôn thực hiện bằng hành động.
- Chỉ cấu thành tội này theo Điều 389 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Hành vi không tố giác tội phạm có đặc điểm nhận biết như thế nào?
Theo Điều 19 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi tố giác tội phạm được quy định cụ thể.
“Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Tội không tố giác tội phạm là hành vi của người biêt rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã thực hiện mà không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm được thực hiện bằng hình thức không hành động. Lỗi của người không tố giác là lỗi cố ý trực tiếp. Không phải hành vi không tố giác nào cũng cấu thành tội không tố giác mà chỉ cấu thành tội này khi không tố giác những tội nhất định quy định trong BLHS.

Tội không tố giác có những đặc điểm sau:
Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 19 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư Phan Mạnh Thăng theo đường dây nóng 1900 63 63 87 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.
Xin chào LS!
Xin hỏi LS từ thời điểm nào bị pháp luật coi là “tội phạm”, ví dụ: kẻ trộm ngay sau khi đâm chết các hiệp sỹ đường phố? Hay sau bản án toà tuyên có hiệu lực pháp luật như quy định của hiến pháp và nguyên tắc suy đoán vô tội của Bltths? Nếu sau khi có bản án hiệu lực PL thì tại sao vợ chồng kia cho kẻ đâm các hiệp sỹ ở nhờ trong nhà vài hôm sau khi gây án thì bị khởi tố vì “che dấu tội phạm”? Lúc đó đã là “tội phạm” chưa, quy định ở điều luật nào? Mong đc LS giải đáp. Xin cảm ơn
Chào bạn Nguyễn Quốc Đăng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
Câu hỏi của bạn rất hay. Về câu hỏi này, chúng tôi xin trình bày với bạn như sau:
căn cứ theo Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”.
Theo đó, tội phạm được xem là một hành vi chứ không phải là một con người cụ thể. Nên tội “che dấu tội phạm” quy định trong BLHS là che dấu một hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS chứ không phải che dấu một con người như cách bạn đã hiểu. Như vậy, trả lời câu hỏi của bạn rằng khi nào được xem là tội phạm, câu trả lời là khi xảy ra bất kỳ một hành vi nào đầy đủ các điều kiện tại Điều 8 BLHS thì đều được xem là tội phạm.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, trong trường hợp bạn có thắc mắc hay có vấn đề gì chưa rõ, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0908 748 368 để được hỗ trợ kịp thời.