Luật Hợp Đồng

Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đúng luật

Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngưng hẳn lại trước thời hạn chấm dứt hợp đồng do các bên thỏa thuận hay do luật định. Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ, phân tích vấn đề chấm dứt hợp đồng trước thời hạn sao cho đúng luật.

CHấm dứt hợp đồng trước hạn được không

Chấm dứt hợp đồng trước hạn được không?

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đúng luật là gì?

Tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 có liệt kê ra những trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Cụ thể là:

  • Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện. Đây là trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của cá nhân đã chết, pháp nhân đã chấm dứt hoạt động. Những nghĩa vụ này không thể chuyển giao cho chủ thể khác nên bắt buộc phải chấm dứt hợp đồng.
  • Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
  • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn.
  • Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng như thế nào?

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

  • Thứ nhất, phải xác định bên kia có vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng không hoặc các bên có thỏa thuận khác không.
  • Thứ hai, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải làm thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Căn cứ: Điều 423 và Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015

Bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như thế nào?

Bộ luật dân sự có quy định cụ thể về một trường hợp cụ thể về bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Đó là bồi thường do đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Cụ thể như sau:

  • Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại nếu không có thỏa thuận khác. Bên vi phạm sẽ phải bồi thường khi gây ra thiệt hại cho bên kia. Khi bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ theo Khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Về nguyên tắc bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại khi có thiệt hại do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Nhưng thiệt hại đó có một phần là do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình (lỗi ở đây bao gồm cả lỗi vô ý lẫn cố ý

Căn cứ: các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015

Trên đây, là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan đến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đúng luật. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề và có sự vướng ngại, thắc mắc vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87. Xin cảm ơn!

5 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

4 thoughts on “Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đúng luật

  1. Avatar
    Nga Dong says:

    Xin chào luật sư
    Nhờ luật sư tư vấn cho trường hợp của tôi:
    Tôi kí hợp đồng lao động 1 năm với công ty, từ 3/2019 tới 3/2020. Hiện tại tôi đang mang thai, hết tháng 12/2018 sẽ nghỉ thai sản. Do tình hình kinh doanh cũng như định hướng của công ty có sự thay đổi, chi nhánh tôi đang làm việc sẽ ngừng hoạt động vào 10/2019. Công ty có đề nghị chấm dứt hợp đồng với tôi và chấp nhận bồi thường.
    Tôi có câu hỏi như sau:
    -Mức bồi thường tôi nhận được sẽ tính như thế nào?
    -Bảo hiểm tôi đóng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh tính tới 10/2019 chỉ có 7 tháng. Liệu bảo hiểm có chi trả bảo hiểm thai sản theo quy định hay không?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nga Dong, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Thứ nhất, về câu hỏi mức bồi thường. Theo Bộ luật lao động 2012, vấn đề bồi thường đặt ra khi người sử dụng lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, gây ra những thiệt hại cho người lao động. Trong trường hợp của bạn, bạn và công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động theo sự thỏa thuận của các bên, phù hợp với căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2012. Do đó, mức bồi thường này sẽ do công ty đưa ra hoặc do các bên thỏa thuận.
      Thứ hai, câu hỏi về chế độ thai sản:
      Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện được hưởng thai sản đó là:
      “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
      a) Lao động nữ mang thai;
      b) Lao động nữ sinh con;
      c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
      d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
      đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
      e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
      2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
      3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
      4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
      Theo khoản 2 khoản 4 điều luật này, lao động nữ khi sinh con phải đóng phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mà chấm dứt hợp đồng lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
      Do đó, bạn đóng bảo hiểm 7 tháng thì vẫn được hưởng các chế độ về thai sản.

  2. Avatar
    le thu phuong says:

    em la le thu phương .em có câu hỏi như sau .em dang làm việc trong một công ty gần nhà .và em được ký hợp đồng không xác định thời hạn .sau đó mẹ em ốm và em phải nghỉ đột xuất và ko viết đơn trước 45 ngày theo quy định được .vậy như trường hợp của em ,em có phải bồi thường hợp đồng không ah ,em cảm ơn ah

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      vấn đề này, cần phải căn cứ vào hợp đồng lao động mới có thể xác định được việc bạn có phải bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, tuy nhiên, theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2012, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao độn, ngoài ra, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
      Nếu trong quá trình làm việc, người lao động ký hợp đồng đào tạo nghề thì còn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
      Như vậy, trừ khi hợp đồng có quy định khác, thì bạn phải bồi thường những khoản nói trên.
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *