Luật Hình Sự

Cải Tạo Không Giam Giữ Là Gì?

Cải tạo không giam giữ là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, nhưng được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục mục đích nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. Được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong các hình phạt, thì hình thức hình phạt này nhẹ hơn hình phạt tù, nhưng nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo.

Quy định về cải tạo không giam giữ trong pháp luật hình sự
Quy định về cải tạo không giam giữ trong pháp luật hình sự

>>> Xem thêm: Tù Tại Gia Khác Gì Tù Treo

Quy định của pháp luật về áp dụng hình thức cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ theo quy định tại Điều 36 BLHS 2015 được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Các điểm lưu ý khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ

Thời gian phạt cải tạo không giam giữ
Thời gian phạt cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, vì thế Tòa án còn có thể quyết định thêm hình phạt bổ sung mà Bộ luật hình sự có quy định đối với tội đó;

Việc khấu trừ thu nhập của người bị kết án để sung quỹ Nhà nước không phải là bắt buộc cho mọi trường hợp. Toà án cần căn cứ vào mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, thu nhập thực tế và tình hình tài sản cũng như hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội để quyết định có khấu trừ thu nhập của họ hay không. Nếu có thì mức độ cụ thể là bao nhiêu.

Nếu người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ là người chưa thành niên thì không khấu trừ thu nhập của người đó;

Hình phạt cải tạo không giam giữ áp dụng với cả quân nhân phạm tội là một sự điều chỉnh hợp lý trên cơ sở tổng kết thực tiễn nhằm tạo điều kiện để người bị kết án được học tập, tu dưỡng và cải tạo tại chính tập thể nơi người phạm tội phục vụ, công tác.

Miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ khi nào?

Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sau khi bị kết án đã lập công;
  • Mắc bệnh hiểm nghèo;
  • Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Những lưu ý khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ
Những lưu ý khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ

Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ

Án treo và cải tạo không giam giữ có hình thức giống nhau là người bị kết án được tự do trong sự giám sát, quản lý và giáo dục của địa phương cư trú, cơ quan nơi công tác. Đây là hai chế tài hình sự với nhiều nét tương đồng và cũng có những điểm riêng biệt nhất định. Cụ thể:

  • Án treo : Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.Điều kiện áp dụng án treo là: Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù. Thời gian thử thách là từ 01 năm đến 05 năm.

Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

  • Cải tạo không giam giữ: Là hình phạt được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm. Điều kiện áp dụng:
  • Đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định.
  • Có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước.

Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm

Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này, thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan hình phạt cải tạo không giam giữ, về thời hạn áp dụng, khi nào áp dụng và một số điểm lưu ý khi áp dụng hình phạt. Trường hợp quý khách cần tư vấn thêm vui lòng liên lạc với Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87  để được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.54 (13 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Võ Tấn Lộc
Avatar

Chức vụ: Luật Sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Dân Sự, Sở Hữu Trí Tuệ

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 799 bài viết

2 thoughts on “Cải Tạo Không Giam Giữ Là Gì?

  1. Avatar
    Vàng Thị Xế says:

    Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc muốn được luật sư giải đáp.
    Em trai tôi năm nay 19 tuổi, vào tháng 9/2019 đã xảy ra 1 vụ tai nạn khiến nạn nhân tử vong, còn em tôi bị gãy 1 đùi bên phải, vỡ xương hàm – mặt.
    Nhà tôi đã đền bù cho bên nạn nhân và 2 gia đình đã tự hoà giải. Tuy nhiên, hiện giờ bên toàn án khỏi tố em trai tôi với các tội đã vi phạm như sau:
    – không có bằng lái xe, xe hết bảo hiểm.
    – không đội mũ bảo hiểm.
    – đi sai đường giao thông.
    – vô ý gây chết người.
    Vậy em tôi có thể được tòa án áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ không ?
    Và nếu được thì gia đình tôi phải làm thủ tục như thế nào?
    Tôi xin chân thành cảm ơn quý luật sư!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Vàng Thị Xế
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:
      Theo quy định tại Điều 36 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
      Như vậy, Hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng mà có nơi cư trú, nơi làm việc ổn định. Theo quy định tại Điều 9 thì Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù.
      Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì Không có giấy phép lái xe theo quy định thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Khung hình phạt tại khoản 2 Điều 260 BLDS là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Như vậy Khung hình phạt này không quy định về việc người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ. Do đó trong trường hợp này em trai của bạn không được áp dụng Hình phạt cải tạo không giam giữ.
      Trân trọng thông tin đến bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!