Luật Doanh Nghiệp

Cách xử lí khi doanh nghiệp bị cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính

Cách xử lí khi doanh nghiệp bị cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính luôn là vấn đề được mọi người quan tâm, đặc biệt là các DOANH NGHIỆP. Bởi biên bản vi phạm hành chính là tiền đề để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ giúp đọc giả hiểu đúng và có cách xử lí khi doanh nghiệp bị cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính theo đúng pháp luật.

Hướng xử lý khi doanh nghiệp bị cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính

Hướng xử lý khi doanh nghiệp bị cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính

>>Xem thêm: Thủ tục nhờ Luật sư bảo vệ đối với Tội trốn thuế

Khi nào doanh nghiệp bị cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính?

Theo quy định tại Điều 56, 57 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) – Luật XLVPHC, việc xử lí các hành vi vi phạm về hành chính có thể được thực hiện bằng một trong hai trình tự: Xử phạt tại chỗ không cần lập biên bản và trường hợp phải lập biên bản.

Theo Mục I Chương II Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính về thuế bao gồm:

  • Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn.
  • Hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế.
  • Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phai nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
  • Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
  • Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
  • Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
  • Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
  • Hành vi trốn thuế.

Trình tự, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính về thuế

Trình tự, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính

Theo quy định tại điều 58 Luật XLVPHC thì việc lập biên bản vi phạm hành chính sẽ theo trình tự, thủ tục như sau:

  • Phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lí của mình (ở đây là vi phạm về thuế) thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản (trừ các trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 điều 56 này và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xử lí.
  • Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức cá nhân vi phạm.
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phát lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Căn cứ Điều 57 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt về trường hợp người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền chậm nộp thuế, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự sau đây:

  • Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
  • Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
  • Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh.

Trình tự thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính về thuế

Trình tự thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính về thuế

Lưu ý những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế:

Căn cứ Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Theo đó, khi rơi vào các trường hợp được nêu dưới đây thì doanh nghiệp không phải kí biên bản vi phạm hành chính:

  • Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  • Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (kể cả các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực), trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện sai sót của người nộp thuế trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.
  • Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
  • Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
  • Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.

Khiếu nại, khởi kiện biên bản vi phạm hành chính về thuế

Khiếu nại, khởi kiện biên bản vi phạm hành chính về thuế trái luật

Khiếu nại, khởi kiện biên bản vi phạm hành chính về thuế trái luật

Khi bị cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính, nếu doanh nghiệp có căn cứ cho rằng hành vi của mình không trái pháp luật, việc lập biên bản xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc không đồng ý với biên bản vi phạm hành chính thì có quyền được khiếu nại, khởi kiện biên bản vi phạm hành chính theo trình tự thủ tục của Luật Khiếu nại 2011 và Luật Tố tụng hành chính 2015

>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện hành chính thông báo thuế

Trên đây là bài viết về cách xử lý khi doanh nghiệp bị cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết