Luật Doanh Nghiệp

Cách tra cứu và đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Cách tra cứu và đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Lựa chọn đúng mã ngành nghềdoanh nghiệp hướng tới hoạt động và thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định giúp doanh nghiệp dễ dàng trong quá trình hoạt động sau này. Vậy để hiểu rõ hơn về việc tra cứu ngành nghề theo quy định pháp luật và đăng ký hoạt động mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Cách tra cứu và đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Cách tra cứu và đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Cách tra cứu mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

Tra cứu mã ngành nghề đăng ký kinh doanh là hoạt động quan trọng để doanh nghiệp tiến hành tạo lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, tuy rằng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không ghi nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp muốn hoạt động phải tiến hành khai báo ngành nghề mà doanh nghiệp muốn hoạt động.

Hệ thống ngành nghề đăng ký kinh doanh được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Các doanh nghiệp muốn tra cứu ngành nghề đăng ký kinh doanh có thể tiến hành truy cập website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh để tiến hành tra cứu.

Cách thức thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

Để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp Phòng đăng ký kinh doanh hiện có hai cách cho các doanh nghiệp có nhu cầu tiến hành đăng ký kinh doanh: thực hiện đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc thông qua đăng ký tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.

>>> Xem thêm: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÓ ĐƯỢC MỞ CHI NHÁNH KHÔNG?

Cách thức thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

Cách thức thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ cần có khi thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  • Dự thảo Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty TNHH

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  • Dự thảo Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
  • Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  • Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Đăng ký kinh doanh của công ty TNHH

Đăng ký kinh doanh của công ty TNHH

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  • Dự thảo Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
  • Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  • Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tiến hành như sau:

Thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp về Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh;

Thứ hai, nơi nhận hồ sơ sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được cấp biên nhận khi nộp hồ sơ;

Thứ ba, xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong quá trình này doanh nghiệp thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh về ngành nghề kinh doanh muốn đăng ký và tiến hành hoạt động kinh doanh khi được cấp Giấy chứng nhận và đủ điều kiện kinh doanh.

Có thể thực hiện đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc thông qua đăng ký tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.

Sau khi thành lập công ty cần làm những gì?

Những việc cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp:

  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
  • Mở hồ sơ thuế ban đầu;
  • Mua chữ ký số điện tử;
  • Nộp tờ khai, lệ phí môn bài;
  • Làm biển hiệu;
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử;
  • Làm hồ sơ kế toán, báo cáo thuế;
  • Xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương;
  • Xây dựng và đăng ký nội quy lao động;
  • Thành lập công đoàn.

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật về cách tra cứu và đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP tư vấn, quý khách có thể chọn lựa sử dụng gọi qua Hotline 1900.63.63.87 liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn, xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết