Trong vụ án hình sự, việc xác định tuổi là hết sức quan trọng. Đây là cơ sở giúp quá trình xử lý, giải quyết các vụ án hình sự diễn ra nhanh hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về Cách tính tuổi trong vụ án hình sự, kính mời các bạn cùng theo dõi.

Mục Lục
Mục đích tính tuổi trong vụ án hình sự
Trong vụ án hình sự, việc xác định tuổi là hết sức quan trọng. Việc tính tuổi trong vụ án hình sự nhằm các mục đích sau:
- Cơ sở để định tội;
- Cơ sở để xác định khung hình phạt;
- Cơ sở để xác định tăng nặng trách nhiệm hình sự;
Việc xác định tuổi của bị cáo cũng như của người bị hại là yêu cầu có tính bắt buộc đối với các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án). Đối với các tội phạm mà tuổi đóng vai trò là tình tiết định tội, định khung hoặc là tình tiết tăng nặng thì hồ sơ vụ án phải có tài liệu chứng minh tuổi của bị cáo hoặc người bị hại. Nếu thiếu cơ sở chứng minh này, hồ sơ vụ án coi như bị thiếu chứng cứ quan trọng và không thể xét xử được.
>>> Xem thêm: Trách Nhiệm Dân Sự Trong Vụ Án Hình Sự
Thời điểm để tính tuổi trong vụ án hình sự
- Ngày cuối cùng của tháng làm ngày sinh: trường hợp xác định được tháng không xác định được ngày sinh
- Ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh;
- Ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh: Trường hợp chỉ xác định được nửa của năm;
- Ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm: trường hợp chỉ xác định được năm sinh
Căn cứ: khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – BLTTH
>>> Xem thêm: Xét xử trực tuyến – giải quyết án tồn giữa băn khoăn đảm bảo tố tụng
Cách tính tuổi trong vụ án hình sự
Trường hợp có giấy tờ hợp pháp để xác định tuổi
- Giấy chứng sinh;
- Giấy khai sinh;
- Chứng minh nhân dân;
- Thẻ căn cước công dân;
- Sổ hộ khẩu;
- Hộ chiếu.
Trong hợp các giấy tờ, tài liệu nêu trên có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó.
Trường hợp không có giấy tờ để xác định
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tuổi của họ được xác định cụ thể như sau:
- Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày cụ thể thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
- Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng cụ thể thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
- Trường hợp xác định được nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm nhưng không xác định được ngày, tháng cụ thể thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày, tháng sinh.
- Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng cụ thể thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày, tháng sinh.
Trường hợp chỉ xác định được khoảng tuổi
- Thực hiện giám định tuổi;
- Khi đã có kết quả giám định tuổi thì lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi
Căn cứ: Điều 417 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH

>>> Xem thêm: Thủ tục mời luật sư bào chữa trong vụ án giết người
Trên đây là tư vấn về Cách tính tuổi trong vụ án hình sự. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần Tư vấn pháp luật Hình sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được Tư vấn pháp luật Hình sự nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!