Luật Doanh Nghiệp

Cách một cá nhân nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam đơn giản nhất

Cá nhân nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện nhất định của pháp luật để được đầu tư thành lập doanh nghiệp. Vậy CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI cần tuân thủ điều kiện gì, làm thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu những quy định của pháp luật doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé.

Cá nhân nước ngoài đàu tư thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam

Cá nhân nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào?

Điều kiện người nước ngoài thành lập một doanh nghiệp tại Việt Nam

Theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp người nước ngoài được thành lập công ty tại Việt Nam bằng hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi thành lập công ty tại Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện luật quy định.

Điều kiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Theo quy định tại Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư;
  • Phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  •  Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;
  • Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;
  • Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;
  • Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;
  • Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
  • Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Căn cứ: Điều 22, Luật Đầu tư 2020, Điều 15, Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Điều kiện đầu tư theo hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp

Theo quy định tại Điều 24 Luật Đầu tư việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Thủ tục Đầu tư đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam

Thủ tục đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam

Thủ tục đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam

Đầu tư theo hình thức thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị các loại hồ sơ theo quy định tại Điều 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.

Trình tự thực hiện đầu tư thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ theo quy định đối với từng trường hợp cụ thể.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp phép tại Cơ quan đăng ký đầu tư xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Bước 4: Sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đầu tư trong nước thuộc Sở kế hoạch đầu tư.

Bước 5: Xin giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề có điều kiện.

Đầu tư theo hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp

Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Căn cứ Điều 26 Luật Đầu tư quy định:

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục thay đổi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

Bước 2: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

Có thể thấy đầu tư gián tiếp làm một phương pháp hiệu quá, tiết kiệm thời gian nhất, tuy nhiên, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao vì không phải ai cũng tin tưởng đối tác, cộng sự của mình, đó là một trong những lý do, các nhà đầu tư nước ngoài cần đến tổ chức hành nghề luật cụ thể là luật sư tư vấn.

>> Xem thêm: Thủ tục người nước ngoài góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam

Luật sư hỗ trợ khách hàng đầu tư thành lập một doanh nghiệp Việt Nam

Luật sư sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng các nội dung như sau:

  • Tư vấn khách hàng những thủ tục cần thực hiện và cả những vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam;
  • Chuẩn bị tài liệu cần thiết để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp tại Việt Nam;
  • Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp và đại diện khách hàng làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Nhận Giấy chứng nhận thành lập công ty và gửi cho khách hàng.

>> Xem thêm: Tư vấn chuyển nhượng vốn đầu tư cho người nước ngoài

Luật sư hỗ trợ khách hàng đầu tư thành lập một doanh nghiệp tại Việt Nam

Luật sư hỗ trợ khách hàng đầu tư thành lập một doanh nghiệp tại Việt Nam

Chi phí dịch vụ

Chi phí dịch vụ bao gồm phí cố định – được thỏa thuận dựa theo vụ việc cụ thể và phí kết quả – do khách hàng tùy chọn nhằm tăng cường tính hiệu quả của công việc. Việc tính toán mọi khoản thanh toán đã được cân nhắc đến khả năng giảm trừ nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.  Các chi phí này sẽ được luật sư trao đổi trực tiếp với khách hàng cụ thể và rõ ràng trong quá trình làm việc.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Cam kết tuyệt đối bảo mật thông tin khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy tối đa kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết của đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, cam kết sẽ đem đến sự hài lòng tốt nhất đến Quý khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi.

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Trên đây là bài viết chi tiết về Cách một cá nhân nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp ở việt nam đơn giản nhất. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP hỗ trợ.

4.7 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết