Luật Hình Sự

Cách lấy lại tài sản khi bị người khác cưỡng đoạt

Cách lấy lại tài sản khi bị người khác cưỡng đoạt là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của người đọc. Bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu thế nào là tội cưỡng đoạt tài sản, cấu thành tội cũng như cách để lấy lại tài sản bị cưỡng đoạt theo quy định của Bộ luật Hình sự .

Cách lấy lại tài sản bị cưỡng đoạt

Cưỡng đoạt tài sản là gì ?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, cưỡng đoạt tài sản là hành vi dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

CSPL: Khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.

>>> xem thêm: Tội cưỡng đoạt tài sản

Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản

Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản

Người phạm tội từ đủ 16 tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản khi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 1, 2 Điều 170 của Bộ luật Hình sự 2015.

Cơ sở pháp lý: Điều 12 và Điều 170 của Bộ luật Hình sự 2015.

Khách thể

  • Tội cưỡng đoạt tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể đó là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu tài sản.
  • Nếu có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất như tính mạng, thương tật mà có thể chỉ là những thiệt hại về tinh thần. Tuy có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại.

Mặc khách quan

Mặt khách quan thể hiện ở các dấu hiệu sau:

  • Có hành vi đe dọa dùng vũ lực: là việc người phạm tội đe dọa sẽ thực hiện tác động gây ảnh hưởng đến người bị hại làm cho họ sợ mà giao ra tài sản. Mục đích của hành vi này là chiếm đoạt tài sản của bị hại bằng hành động làm cho bị hại sợ phải giao tài sản. Việc đe dọa ở đây không như hành vi cướp mà đây chỉ là việc gây áp lực nhưng người bị hại vẫn còn quyền lựa chọn khác nhưng vì sợ hãi hay lý do nào đó vẫn giao ra tài sản.
  • Các hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp, ảnh hưởng tinh thần người khác. Là việc dùng bất kì thủ đoạn nào khác đe dọa dùng vũ lực để uy hiếp ảnh hưởng lớn đến tinh thần người bị hại khiến họ phải thực hiện theo yêu cầu của người phạm tội là giao ra tài sản của mình. Cũng giống như hành vi đe dọa dùng vũ lực ở trên bị hại vẫn còn quyền lựa chọn khác nhưng vì sợ mất danh tiếng, hạnh phúc gia đình,.. nên lựa chọn việc giao ra tài sản.

Mặt chủ quan

Mặt chủ quan khi thực hiện tội phạm này là lỗi cố ý, biết hành vi là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện. Mục đích của tội phạm này chiếm đoạt tài sản của người khác.

Khi bị cưỡng đoạt tài sản cần làm gì để lấy lại được tài sản

Lấy lại tài sản bị người khác cưỡng đoạt

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Theo đó, người bị hại có thể làm Đơn tố cáo gửi tới một trong các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn nêu trên để đòi lại tài sản bị cưỡng đoạt.

Tội cưỡng đoạt tài sản có thể chịu mức hình phạt từ từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá  từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Ngoài ra, có thể bị phạt từ từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

CSPL: Khoản 3,4 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 5,6 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Luật sư bảo vệ quyền lợi khi bị cưỡng đoạt tài sản

Luật sư bảo vệ quyền lợi khách hàng khi bị cưỡng đoạt tài sản

  • Luật sư sẽ giúp khách hàng hiểu được các quy định của pháp luật liên quan đến tội cưỡng đoạt tài sản; đưa ra phương án giải quyết và dự kiến thời gian giải quyết vụ án;
  • Đăng ký bào chữa và có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 với người được bào chữa;
  • Tư vấn, đưa ra giải pháp hợp lý về cách lấy lại tài sản khi bị người khác cưỡng đoạt;
  • Tư vấn khung hình phạt đối với cưỡng đoạt tài sản;
  • Tư vấn thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến hành vi cưỡng đoạt tài sản;
  • Luôn theo dõi quá trình giải quyết vụ án và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.

Thông qua bài viết về những quy định của pháp luật về tội cưỡng đoạt tài sản trên đây, có thể giúp quý khách hàng hiểu thêm về tội cưỡng đoạt tài sản cũng như khung hình phạt cho từng tình huống cụ thể. Nếu quý khách hàng có thắc mắc hay vấn đề pháp lý liên quan cần giải đáp, hãy liên hệ luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

4.9 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết