Luật Doanh Nghiệp

Cách giải quyết các bất cập pháp lý tốt nhất trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có các bất cập pháp lý. Việc hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bất cập pháp lý sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đồng thời, nó còn nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường và giảm thiểu các rủi ro pháp lý. Vậy, giải pháp nào là tốt nhất cho các doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề này. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp của bạn.

Giải quyết bất cập pháp lý trong doanh nghiệp
Giải quyết bất cập pháp lý trong doanh nghiệp

Rà soát lại hệ thống quản lý doanh nghiệp

Các chính sách quản lý cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đề ra các chính sách quản lý thật hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.

Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về cơ cấu quản lý của tất cả các loại hình doanh nghiệp:

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và công ty con của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty con của doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.
  • Công ty TNHH một thành viên:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

  • Công ty cổ phần: Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 3, Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý lao động như sau:

Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện
  • Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử nhưng phải đảm đảm các thông tin cơ bản về người lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin trên kể từ ngày người lao động làm việc; quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Khai trình việc sử dụng lao động

Doanh nghiệp khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

Báo cáo định kỳ tình hình thay đổi về lao động

  • Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 145/2020/NĐ-CP 

Hệ thống hợp đồng và các biểu mẫu liên quan đến hợp đồng

Hệ thống hợp đồng và các biểu mẫu liên quan đến hợp đồng
Hệ thống hợp đồng và các biểu mẫu liên quan đến hợp đồng

Doanh nghiệp cần phân loại các loại hợp đồng mà doanh nghiệp đã tham gia hoặc sắp tham gia. Rà soát các điều khoản trong hợp đồng có đúng với quy định của pháp luật hay không hoặc các điều khoản trong hợp đồng làm sao để đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của các bên. Mỗi loại hợp đồng sẽ có các điều khoản tùy nghi khác nhau nên doanh nghiệp cần xem xét điều khoản nào nên đưa vào đối với từng loại hợp đồng. Và để dễ dàng cho doanh nghiệp khi phải ký kết, doanh nghiệp cũng cần phải soạn thảo sẵn các biểu mẫu liên quan đến hợp đồng.

Các thủ tục hành chính và nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước

Các nhóm thủ tục hành chính

  • TAX – Thuế
  • KNG – Khởi sự doanh nghiệp
  • KTN – Kiểm tra chuyên ngành
  • DDA – Đất đai
  • GTB – Giao dịch thương mại qua biên giới
  • DDK – Điều kiện kinh doanh
  • DTU – Đầu tư
  • XDG – Xây dựng
  • MTR – Môi trường

Nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước

  • Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
  • Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

>>Xem thêm: Dịch vụ tư vấn luật hợp đồng

Lên kế hoạch điều chỉnh các sai sót, bất cập

Doanh nghiệp cần lập một kế hoạch, lên các phương án để điều chỉnh các sai sót, bất cập về các vấn đề pháp lý mà công ty mình gặp phải. Điều này sẽ phần nào cải thiện được hệ thống pháp luật trong doanh nghiệp, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Một kế hoạch điều chỉnh các sai sót, bất cập cần được đầu tư xây dựng, sắp xếp chi tiết. Các nội dung có trong bảng kế hoạch có thể gồm:

  • Xác định các sai sót, bất cập
  • Lên danh sách các công việc cần làm để điều chỉnh các sai sót, bất cập đó
  • Xác định công việc đó được thực hiện ở đâu, khi nào và ai sẽ là người thực hiện
  • Thiết lập deadline tương ứng cho từng công việc
  • Sắp xếp trình tự công việc tập trung và linh hoạt thực hiện công việc
  • Kiểm tra việc thực hiện các công việc

Cập nhật các chính sách pháp luật mới liên quan đến hoạt động doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải luôn luôn cập nhật các chính sách pháp luật mới mà Nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xác định xem liệu các giao dịch mà doanh nghiệp sắp thực hiện có đáp ứng các quy định mà pháp luật đã sửa đổi, bổ sung hay không? Nếu doanh nghiệp không cập nhật các chính sách pháp luật mới, sẽ rất tốn chi phí và thời gian để sửa chữa những sai sót trong hoạt động kinh doanh cũng như rất có khả năng phải chịu tổn thất.

>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư cố vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

Nên hay không nên sử dụng dịch vụ pháp chế của luật sư bên ngoài?

 

Dịch vụ pháp chế của luật sư bên ngoài
Dịch vụ pháp chế của luật sư bên ngoài

Câu trả lời là doanh nghiệp bạn nên sử dụng dịch vụ pháp chế của luật sư bên ngoài vì:

  • Doanh nghiệp của bạn không có bộ phận pháp chế riêng hay khi doanh nghiệp có bộ phận pháp chế nhưng bộ phận pháp chế đó không đủ chuyên môn về các vấn đề tố tụng thì doanh nghiệp bạn nên sử dụng dịch vụ pháp chế của luật sư bên ngoài.
  • Một hãng luật thường bao gồm nhiều luật sư có nhiều năm kinh nghiệm ở nhiều chuyên môn, nên chỉ cần doanh nghiệp thuê một hãng luật thì họ có thể tư vấn cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực. Mà thực tế, một luật sư của bộ phận pháp chế không có đủ kiến thức trong mọi lĩnh vực để cung cấp ý kiến pháp lý khi cần.

>>Xem thêm: Các lợi ích của gói tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp

Trên đây là thông tin cụ thể các gói “Dịch vụ tư vấn thường xuyên về lao động cho doanh nghiệp” củaChuyên Tư Vấn Luật . Nếu quý bạn đọc có nhu cầu biết thêm thông tin về các gói dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP của chúng tôi hỗ trợ.

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết