Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Cách đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Trong thực tiễn, có rất nhiều tác phẩm mỹ thuật ứng dụng gần gũi với chúng ta, đến mức chúng ta coi các tác phẩm đó là hiển nhiên. Tuy nhiên, người sáng tạo ra các tác phẩm này có thể đăng ký quyền tác giả đối với chúng. Để biết thêm về thủ tục cách đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng kính mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Trước hết, chúng ta cần hiểu khái quát nhất về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Trong pháp luật Dân sự cũng như Sở hữu trí tuệ, hiện chưa có một khái niệm cụ thể về loại hình này. Nhìn chung, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể hiểu là các tác phẩm thể hiện bởi đường nét, màu sắc, bố cục để có thể đưa vào ứng dụng trên các đồ vật.

Chúng ta có thể tận mắt nhìn thấy những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng ở một chiếc áo phông in hình, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được khắc hoa văn, bát đĩa được in hình bắt mắt, hay trên bao bì sản phẩm được thiết kế thu hút người mua…

Mỹ thuật ứng dụng

Sản phẩm mỹ thuật ứng dụng

Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được đăng ký như thế nào?

Hồ sơ đăng ký

hồ sơ đăng ký quyền tác giả với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Khi đề đạt nguyện vọng cần bảo hộ cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của mình, các tác giả cần chuẩn bị những tài liệu sau:

  1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
  • Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt
  • Do chính tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả (chuẩn bị Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền)
  • Giải trình về tác phẩm
  • Thời gian, địa điểm, hình thức công bố
  • Cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;
  1. Bản sao căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh;
  2. Hai bản sao tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần đăng ký quyền tác giả;
  3. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  4. Biên bản giao việc trong trường hợp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tạo ra trên cơ sở giao việc;
  5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
  7. Biên bản cam đoan của tác giả.

Căn cứ: Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) 

>>>Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả

>>>Xem thêm: Thủ Tục Và Chi Phí Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Như Thế Nào?

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 2 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được cấp bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể là Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và du lịch; hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nng.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện chung như sau:

Thứ nhất, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của hoạt động sáng tạo.

Điều kiện này nhằm đảm bảo rằng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải được sáng tạo nên trên cơ sở hoạt động trí óc và khả năng khéo léo về hội họa chứ không phải đi “copy” ý tưởng của người khác hay từ các sản phẩm khác. Điều này cũng nhằm thúc đẩy các tác giả thêm sáng tạo trong công việc của mình.

Thứ hai, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu Trí tuệ thì tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Về không gian, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Về thời gian, các quyền quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được bảo hộ vô thời hạn. Riêng quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được quy định tại khoản 3 của điều luật này thì chỉ được bảo hộ trong 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

>>>Xem thêm: Thời Hạn Bảo Hộ Quyền Tác Giả

Trên đây là bài tư vấn cơ bản nhất của TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ. Để được tư vấn cụ thể hơn về thủ tục đăng ký quyền tác giả với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, bạn đọc có thể liên hệ số hotline 1900636387.

4.7 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết