Luật Dân sự

Cách chứng minh thiệt hại do đối tác vi phạm hợp đồng

Cách chứng minh thiệt hại do đối tác vi phạm hợp đồng luôn là yếu tố quan trọng khi muốn khởi kiện đối tác về hành vi vi phạm hợp đồng. Thế nên thông qua bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ hướng dẫn Quý khách hàng chứng minh thiệt hại do đối tác vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường theo đúng quy định của pháp luật dân sự.

Cách chứng minh thiệt hại do đối tác vi phạm hợp đồng

Cách chứng minh thiệt hại do đối tác vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng

Để có hành vi vi phạm hợp đồng thì trước hết phải có hợp đồng có hiệu lực và hành vi vi phạm được quy định trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định. Pháp luật Việt Nam có quy định một số trường hợp vi phạm phổ biến như:

  • Chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015));
  • Giao hàng không đúng số lượng (Điều 437 BLDS 2015);
  • Không đảm bảo chất lượng vật mua bán ( Điều 445 BLDS 2015);…

Thiệt hại xảy ra

  • Bồi thường thiệt hại chính là một biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, do đó, sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường nếu không có thiệt hại xảy ra.
  • Bên bị vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại, tổn thất mà mình phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra

  • Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng và ngược lại, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân chính yếu gây ra thiệt hại.

Các vi phạm cần bồi thường hợp đồng

Tranh chấp do hành vi vi phạm hợp đồng

Điều kiện chứng minh thiệt hại do đối tác vi phạm hợp đồng

Căn cứ phát sinh quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại:

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra: Bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh những tổn thất, thiệt hại mà bên mình phải chịu khi có việc vi phạm hợp đồng. Đồng nghĩa, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng phải chứng minh được lý do mình được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
  • Việc vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Trường hợp việc yêu cầu bồi thường thiệt hại được các bên tự thỏa thuận mà không yêu cầu cơ quan tài phán giải quyết thì bên có quyền gửi Yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ bồi thường. Pháp luật không quy định quy trình, thời gian về thủ tục này.

Cơ sở pháp lý: Điều 360, 361, 363 Bộ luật Dân sự 2015.

Hướng dẫn chứng minh thiệt hại do đối tác vi phạm hợp đồng

Thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại:

  • Khác với quy định của pháp luật hình sự, trong việc giải quyết dân sự người khởi kiện có quyền, nghĩa vụ phải chứng minh được hành vi vi phạm của người bị khởi kiện.
  • Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

CSPL: Khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Giao nộp tài liệu, chứng cứ:

  • Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, người khởi kiện có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
  • Việc người khởi kiện giao nộp tài liệu chứng cứ cho Tòa được lập thành văn bản. Biên bản gồm những nội dung theo quy định.
  • Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
  • Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.

CSPL: Điều 96 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015.

Trình tự, thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng

Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (trong trường hợp các bên có thoả thuận trọng tài) là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm, các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc. Khi phát sinh tranh chấp về hợp đồng, người khởi kiện có thể nộp đơn đến Tòa án.

Nội dung đơn khởi kiện quy định tại Khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, số điện thoại, fax,…
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, số điện thoại,…
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo.

Mẫu đơn khởi kiện: Mẫu số 23 – DS, ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ – HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Quá trình khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng:

  1. Bước 1: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
  2. Bước 2: Tòa án xem xét đơn, nếu hợp lệ Tòa án thông báo cho người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
  3. Bước 3: Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm (nếu có).
  4. Bước 4: Tòa án ban hành bản án/quyết định. Bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật và quyền, nghĩa vụ của các bên trong bản án phát sinh khi không có kháng cáo, kháng nghị.

CSPL: Điều 190, 191, 195, 196, 197, 203,… Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trình tự, thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồngTrình tự, thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng

Luật sư khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng

  • Tư vấn các quy định của pháp luật hợp đồng và các quy định khác liên quan;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhằm loại bỏ các rủi ro về trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng;
  • Soạn thảo các đơn từ liên quan để kiện đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp cần thiết;
  • Tham gia tranh tụng tại các phiên tòa để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng;
  • Các công việc liên quan khác.

Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng mà gây thiệt hại thì bên kia có quyền yêu cầu bồi thường. Yêu cầu bồi thường này có thể đã được thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không sẽ dựa trên quy định của pháp luật. Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc, những câu hỏi liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng, xin liên hệ luật sư của chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết