Luật Hình Sự

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội phạm là căn cứ để xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội có bị coi là tội phạm hay không. Đây là yếu tố mấu chốt để có thể xác định được rằng tội phạm đã vi phạm quy định và sẽ chịu mức án nào trước pháp luật. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về cấu thành tội phạmyếu tố để cấu thành nên một tội theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

Các yếu tố cấu thành nên tội phạm.

Các yếu tố cấu thành nên tội phạm

Cấu thành tội phạm là gì?

●      Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng bao gồm khách quan, chủ quan, chủ thể và khách thể được quy định trong Luật Hình sự.

●      Các yếu tố này dùng để xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Khách thể

●      Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

●      Theo hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam những quan hệ đó là: quan hệ về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa…

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về mặt khách quan gồm:

  • Hành vi nguy hiểm cho xã hội;
  • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm

Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như: phương tiện, công cụ, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, thực hiện tội phạm.

Chủ thể

  • Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự.
  • Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Như vậy, cần phân biệt giữa chủ thể của tội phạm và chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân, chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.

Mặt chủ quan

  • Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm. Đó là những dấu hiệu về mặt tâm lý, tư tưởng của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm.
  • Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm.
  • Có hai hình thức lỗi: cố ý và vô ý.

Đặc điểm của cấu thành tội phạm

Đặc điểm của cấu thành tội phạm

Đặc điểm của cấu thành tội phạm

Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đều do luật định

  • Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quy định xem hành vi nào là tội phạm bằng cách diễn tả những dấu hiệu và trình bày lại vào trong Bộ luật Hình sự.
  • Ngoài ra Bộ luật Hình sự cũng quy định các cơ quan nào có thẩm quyền đối với từng loại tội phạm khác nhau.
  • Việc gia tăng hay giảm bớt bất kỳ một dấu hiệu nào đó của cấu thành tội phạm đều có thể dẫn đến hậu quả là căn cứ sai tội, để lọt hoặc làm oan người vô tội.

Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đều có tính đặc trưng điển hình

  • Mỗi một cấu thành tội phạm chỉ đặc trưng cho một loại tội phạm và ngược lại.
  • Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm bởi nó phản ánh được tính nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi phạm tội, để phân biệt tội này với tội khác.

Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đều có tính bắt buộc:

  • Tất cả dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều là điều kiện bắt buộc cho việc định tội danh cho tội phạm.
  • Chỉ khi thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm khi đó mới xác định được một hành vi đó có là tội phạm hay không, việc thỏa mãn một hoặc một số trong các dấu hiệu cấu thành đều có thể dẫn đến một tội danh khác.

Ý nghĩa của cấu thành tội phạm

  • Một hành vi bị coi là tội phạm khi hành vi đó có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Việc xác định được các dấu hiệu cấu thành tội phạm là điều kiện bắt buộc để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với người có hành vi phạm tội đó.
  • Khi muốn định tội danh cho một hành vi phạm tội phải căn cứ vào các dấu hiệu của cấu thành tội phạm, từ đó xác định được hành vi đó vi phạm theo Điều, Khoản nào trong Bộ luật Hình sự.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ xác định các yếu tố cấu thành tội phạm

  • Tư vấn, hỗ trợ xác định hành vi có đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự.
  • Trực tiếp tham gia với tư cách đại diện theo ủy quyền cho khách hàng nhằm giải quyết, liên hệ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những nội dung tư vấn để hỗ trợ Quý khách hiểu thêm các yếu tố để cấu thành một tội phạm. Do đó nếu có bất cứ thắc mắc cần tư vấn luật hình sự hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 hoặc Luật sư để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.9 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết