Luật Hình Sự

Các trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam

Các trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam là vấn đề pháp lý được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ không phải trong mọi trường hợp bị tạm giam. Vậy pháp luật quy định vấn đề này như thế nào? TẠM GIAM là gì? Đâu là điểm khác biệt giữa tạm giam và tạm giữ. Ai là chủ thể có thẩm quyền áp dụng và những lưu ý khi bắt người tạm giam. Bài viết này giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này.

Các trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam

Các trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam

>>> Xem thêm: Những biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam trong tố tụng hình sự

Phân biệt giữa tạm giữ và tạm giam

Giống nhau: Tạm giữ và tạm giam đều là các biện pháp ngăn chặn của hoạt động tố tụng hình sự.

Khác nhau:

  • Thẩm quyền tạm giam thuộc Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
  • Thẩm quyền tạm giữ (Khoản 2, Điều 110, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015) bao gồm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương…
  • Thời hạn: Tạm giữ (Khoản 1, Điều 180, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015) không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

Phân biệt tam giam và tạm giữ

Phân biệt tạm giam và tạm giữ

  • Tạm giam: Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  • Đối tượng áp dụng: Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng (Khoản 1, Điều 119, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
  • Tạm giữ được áp dụng với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã (Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Pháp luật quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam:

Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam

Căn cứ Khoản 2, 3, 4, Điều 119, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm bao gồm:

  • Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
  • Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
  • Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
  • Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
  • Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
  • Đã áp dụng nhưng vẫn tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ khi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc tiếp tục phạm tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án…

Các trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam

Căn cứ Khoản 4, Điều 119, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối tượng không áp dụng biện pháp tạm giam

Đối tượng không áp dụng biện pháp tạm giam

Thời hạn tạm giam

Thời hạn tạm giam được xác định không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam

Căn cứ Khoản 1, Điều 113, Bộ luật Tố tụng Hình sự  2015, tạm giam thẩm quyền thuộc các chủ thể sau:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Khi nào được hủy bỏ biện pháp tạm giam?

Căn cứ Khoản 1, Điều 125, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 khi có một trong các căn cứ sau đây, cơ quan có thẩm quyền ra hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp tạm giam:

  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
  • Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
  • Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
  • Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

Những lưu ý khi bắt người để tạm giam

Khi áp dụng biện pháp tạm giam, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom;
  • Trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
  • Trường hợp người bị tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.

Trên đây là bài viết liên quan đến các trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn Luật Hình sự. Vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Võ Tấn Lộc
Avatar

Chức vụ: Luật Sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Dân Sự, Sở Hữu Trí Tuệ

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 812 bài viết

error: Content is protected !!