Luật Doanh Nghiệp

Các rủi ro về lao động mà doanh nghiệp cần phòng tránh trong hoạt động kinh doanh

Các rủi ro về lao động mà doanh nghiệp cần tránh trong quá trình sản xuất kinh doanh rất phong phú và đa dạng. Những rủi ro này có nguy cơ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định, doanh nghiệp cần có một đội ngũ am hiểu pháp luật để loại trừ những rủi ro này.

các rủi ro mà doanh nghiệp đối mặt trong mối quan hệ với người lao động
Các rủi ro mà doanh nghiệp đối mặt trong mối quan hệ với người lao động

>>Xem thêm: Tư vấn quản lý rủi ro trong doanh nghiệp do bị ảnh hưởng bởi Covid

Những điều mà doanh nghiệp cần lưu ý khi tuyển dụng lao động

  • Người lao động như là những cánh tay của doanh nghiệp, trực tiếp lao động sản xuất tạo ra sản phẩm, đem lại nguồn thu để từ đó doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, vai trò của người lao động rất quan trọng đối với sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp.
  • Từ đó đặt ra một vấn đề rằng cần có cơ chế để quản lý người lao động trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp để vừa đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp mà vừa đảm bảo đời sống cho nhân viên.
  • Tuy nhiên trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng hay tiềm lực để có thể tạo ra một cơ chế cùng với những quy định để định hướng, quản lý người lao động theo định hướng mà người sử dụng lao động đặt ra.
những điểm cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động
Những điểm lưu ý khi tuyển dụng người lao động

Theo quy định của pháp luật lao động, khi thuê người lao động về làm việc, người sử dụng lao động, doanh nghiệp cần phải ký hợp đồng lao động với người lao động. Những nội dung của hợp đồng lao động được quy định tại Điều 23 BLLĐ 2012:

  • Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Hợp đồng lao động là văn bản pháp lý ràng buộc mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp. Khi phát sinh tranh chấp cũng dựa trên hợp đồng lao động này để có thể giải quyết. Vì vậy mỗi doanh nghiệp nên hoàn thiện cho mình những hình thức, nội dung riêng của hợp đồng lao động phù hợp với tình hình của đơn vị mình

Những rủi ro về lao động mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh

những rủi ro trong tranh chấp lao động ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp
Những rủi ro tranh chấp lao động ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp

Vấn đề quản lý, sử dụng lao động là một vấn đề quan trọng đối với từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu như không người lao động tham gia sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên do sự yếu kém về khả năng về quá trình quản lý sử dụng lao động mà nhiều rủi ro có thể phát sinh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp:

  • Những tranh chấp về lao động;
  • Hướng giải quyết đối với những trường hợp xử lý kỷ luật lao động;
  • Những vấn đề gặp phải trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động;
  • Giải quyết người lao động ăn cắp bí mật của công ty;
  • Người lao động khởi kiện yêu cầu công ty bồi thường khi sa thải, chấm dứt hợp đồng trái luật;
  • Chi phí đào tạo, huấn luyện người lao động;
  • Tai nạn lao động, an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe cho người lao động;
  • Những rủi ro trong việc thực hiện các chính sách về lao động cho người lao động theo quy định tại BLLĐ 2012, Luật BHXH…..
  • Và rất nhiều các vấn đề khác có thể phát sinh trong mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp.

Hướng giải quyết những rủi ro về lao động cho doanh nghiệp

Để giải quyết những rủi ro trên, nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp thành lập bộ phận pháp chế để tư vấn cho ban lãnh đạo, “phòng ngừa” trực tiếp giải quyết những rủi ro trong quá trình quản lý người lao động.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để duy trì đội ngũ pháp chế như vậy nên hiện nay nổi lên xu hướng thuê đơn vị tư vấn pháp lý độc lập bên ngoài để giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề trên.

>>Tham khảo: Có nên để Luật sư thay thế pháp chế doanh nghiệp

Đây là lựa chọn tối ưu, tiết kiệm chi phí, cải thiện, ngăn ngừa rủi ro và đem lại hiệu quả công việc rất cao. Dịch vụ tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp với những hàng mục công việc đa dạng mà doanh nghiệp có thể tham khảo: TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP. Hoặc liên hệ qua Hotine: 1900636387 để được tư vấn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết