Luật Doanh Nghiệp

Các phương thức huy động vốn của công ty cổ phần

Hiện nay, để huy động vốn công ty cổ phần có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức sẽ được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, chào bán cổ phần là hình thức được áp dụng phổ biến nhất. Để hiểu thêm về các phương thức huy động vốn của công ty cổ phần, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Các phương thức huy động vốn của công ty cổ phần
Các phương thức huy động vốn của công ty cổ phần

Vốn góp ban đầu

Vốn góp ban đầu là phần vốn hình thành do các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, vốn góp ban đầu là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Mỗi cổ đông là chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ. Do đó, khi thành lập, công ty cổ phần phải huy động vốn góp của các cổ đông sáng lập. Theo khoản 2 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Như vậy, tối thiểu, các cổ đông phải cùng nhau nắm giữ 20% số cổ phần dự tính phát hành, số cổ phần còn lại sẽ được phát hành để huy động đủ số vốn điều lệ.

Vốn góp ban đầu của công ty cổ phần

Vốn góp ban đầu của công ty cổ phần

>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC MUA LẠI PHẦN VỐN GÓP VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN

Huy động vốn từ chào bán cổ phần

Khoản 1 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa “Chào bán cổ phần” là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ. Các hình thức thể hiện của chào bán cổ phần bao gồm: Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; Chào bán cổ phần riêng lẻ; Chào bán cổ phần ra công chúng. Trong đó, chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Khi chào bán cổ phần, công ty cần đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ vốn góp theo quy định tại Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Trình tự thực hiện

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ tại cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm các giai đoạn được liệt kê theo thứ tự như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký
  • Bước 2: Khi nhận được thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký tăng vốn cho doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Khác với cổ phiếu, người sở hữu trái phiếu sẽ được trả một tỷ lệ lãi suất nhất định mà không phụ thuộc và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với hình thức hoạt động của trái phiếu, người sở hữu trái phiếu như một “chủ nợ” của công ty và không có quyền biểu quyết tại các đại hội đồng cổ đông, không có quyền đề cử, ứng cử cũng như tham gia vào các hoạt động của công ty.

Huy động vốn bằng hình thức Tín dụng Ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp. Trong đó, Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ chuyển giao tài sản cho doanh nghiệp sử dụng trong một thời gian nhất định, khi đến hạn, bên đi vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng/tổ chức tín dụng khi đến hạn thanh toán. Tín dụng ngân hàng được phân thành 2 loại chính là Tín dụng cá nhân và Tín dụng doanh nghiệp, trong đó Tín dụng doanh nghiệp phục vụ cho những nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp như mua sắm tài sản, thanh toán công nợ, bổ sung vốn lưu động,..

Huy động vốn từ chào bán cổ phần

Huy động vốn từ chào bán cổ phần

>> Xem thêm: NỘI DUNG THỎA THUẬN GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Trên đây là bài viết Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp. Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.9 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết