Luật Doanh Nghiệp

Các công việc cần làm trước và sau khi thành lập công ty

Các công việc cần làm trước và sau khi thành lập công ty quy trình khá phức tạp đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu về thành lập doanh nghiệp. Để thành lập công ty tiết kiệm thời gian và chi phí, người đăng ký thành lập phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong bài viết này, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ hướng dẫn cụ thể tất cả những gì doanh nghiệp cần làm trước và sau khi thành lập doanh nghiệp.

Việc cần làm trước và sau khi thành lập doanh nghiệpViệc cần làm trước và sau khi thành lập doanh nghiệp

Muốn thành lập công ty mới cần làm những gì?

Để thành lập công ty mới cần thực hiện những việc sau đây:

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế;
  • Xác định ngành nghề kinh doanh;
  • Xác định mức vốn điều lệ để thành lập công ty;
  • Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Chọn địa chỉ công ty;
  • Đặt tên cho công ty;
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, để hạn chế các trở ngại khi thành lập công ty mới cần phải có sự chuẩn bị chu đáo các yếu tố trên.

>>>Xem thêm: Tư vấn luật doanh nghiệp.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nên hồ sơ đăng ký của từng loại doanh nghiệp sẽ không giống nhau. Cụ thể:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

(Cơ sở pháp lý: Điều 19 Luật Doanh nghiệp (LDN) 2020 và Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

 Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

(Cơ sở pháp lý: Điều 20 LDN 2020 và Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

(Cơ sở pháp lý: Điều 21 LDN 2020 và Điều 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

(Cơ sở pháp lý: Điều 22 LDN 2020 và Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Xử lý và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

(Cơ sở pháp lý: khoản 1, 3, 4 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 2 Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệpHồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần làm những việc sau đây:

  • Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu cần thiết);
  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung và thời hạn công bố được quy định tại Điều 32 LDN 2020
  • Kê khai và nộp lệ phí môn bài theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 19/10/2020 bởi Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
  • Đăng ký khai và nộp thuế điện tử (nếu doanh nghiệp có nhu cầu) theo khoản 1 Điều 56 Luật Quản lý thuế 2019 Luật số: 38/2019/QH14 được ban hành ngày 13/6/2019 bởi Quốc hội.
  • Đăng ký mua và phát hành hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai có sử dụng hóa đơn theo quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
  • Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.

>>>Xem thêm: Cách chọn tên công ty khi thành lập theo đúng quy định pháp luật.

Dịch vụ thành lập công ty của Chuyên Tư Vấn Luật

Tư vấn thành lập doanh nghiệpTư vấn thành lập doanh nghiệp

  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói;
  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp;
  • Tư vấn quy định và thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp;
  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập công ty trọn gói;
  • Tư vấn những việc cần làm trước và sau khi thành lập công ty mới;
  • Giải đáp các thắc mắc khi thành lập công ty mới.

Người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải lưu ý thực hiện những việc cần làm trước và sau khi thành lập doanh nghiệp mới. Công ty sẽ hướng dẫn các giấy tờ cần chuẩn bị khi làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Thêm vào đó, là những thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ website Chuyên Tư Vấn Luật hoặc gọi điện tới hotline 1900.63.63.87 để được các luật sư chuyên về tư vấn luật doanh nghiệp hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết nhất.

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Võ Tấn Lộc
Avatar

Chức vụ: Luật Sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Dân Sự, Sở Hữu Trí Tuệ

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 812 bài viết

error: Content is protected !!