Luật Dân sự

Các app cho vay tiền trực tuyến có hợp pháp hay không?

Các app cho vay tiền trực tuyến có hợp pháp hay không? Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thì các app này được ưa chuộng vì hình thức vay khá dễ dàng và không cần giấy tờ nhiều . Tuy nhiên mức lãi suất lại cao “ngất ngưởng” khiến người ta phải đặt câu hỏi về tính hợp pháp của nó. Sau đây, Chuyên tư vấn Luật  xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:

Các app cho vay tiền trực tuyến có hợp pháp hay không?

Các app cho vay tiền trực tuyến có hợp pháp hay không?

Các app cho vay tiền trực tuyến có hợp pháp hay không ?

Hình thức cho vay tiền trực tuyến

Ứng dụng vay tiền trực tuyến (app vay tiền online) thực chất là một ứng dụng cho vay tín chấp. Vay tín chấp là hình thức vay không cần thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh. Đơn vị cho vay sẽ dựa hoàn toàn vào uy tín cá nhân người vay và năng lực trả nợ để quyết định hạn mức, thời gian vay.

Việc vay tiền qua app rất thuận lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh các app cho vay tiền chính thống, hoạt động công khai, minh bạch thì hiện nay xuất hiện nhiều app cho vay tiền núp dưới hình thức “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất “cắt cổ” vi phạm về mức lãi suất cho phép của pháp luật .

Quy định về mức lãi suất cho phép khi thực hiện vay tiền

Căn cứ điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 Quy định mức lãi suất cho vay cao nhất theo thỏa thuận là 20%/năm. Như vậy các app cho vay tiền trực tiếp là hợp pháp nếu mức lãi suất cho vay không quá 20%/năm.

Tuy nhiên căn cư điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất ( có nghĩa là mức lãi suất cho phép có thể vượt qua 20%/năm ) .

Trường hợp các app cho vay tiền thuộc các tổ chức tín dụng thì mức lãi suất sẽ căn cứ vào thỏa thuận theo quy định của Luật tổ chức tín dụng 2010 .

>> Xem thêm: Cho vay tiền nhưng không trả nên giải quyết thế nào?

Trách nhiệm của app cho vay tiền khi đòi nợ không đúng quy định pháp luật

Thứ nhất, trừ trường hợp các app là thuộc các tổ chức tín dụng thì nếu các app cho vay lãi suất trên 20%/năm (căn cứ Điều 486 Bộ Luật Dân sự 2015), các đối tượng, tổ chức đứng sau các app cho vay tiền dính tới việc cho vay với lãi suất cao, “khủng bố” người vay thì có thể chịu trách nhiệm hình sự như sau :

Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) – BLHS quy định : Tùy vào mức lãi suất cho vay , số tiền thu lợi bất chính thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm ngoài ra còn có hình phạt bổ sung như : phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ hai, khi làm thủ tục vay tiền qua app, thông thường các app này yêu cầu người vay phải cho phép app truy cập danh bạ điện thoại. Vì vậy, phát sinh những tình huống người vay không trả nợ đúng hạn thì chủ sở hữu app sẽ gọi điện quấy rầy người thân, nhằm tạo sức ép cho người vay phải trả nợ. Theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối người khác sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Trách nhiệm của app cho vay tiền khi đòi nợ không đúng quy định pháp luật

Trách nhiệm của app cho vay tiền khi đòi nợ không đúng quy định pháp luật

Hướng dẫn giải quyết khi bị app cho vay tiền đòi nợ không đúng quy định pháp luật

Bạn có thể tìm ra thông tin chủ sở hữu của app này, tố cáo hành vi quấy rối qua điện thoại với cơ quan công an gần nhất bằng đơn tố cáo hoặc qua điện thoại yêu cầu các cơ quan công an vào cuộc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Đồng thời, nếu có thể bạn nên ghi âm cuộc gọi và khiếu nại lên nhà mạng mà mình là khách hàng hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết

>> Xem thêm: Cho vay tiền không có giấy tờ đòi được không?

Những lưu ý khi vay tiền trực tiếp qua các app

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu xem app vay tiền đó thuộc sở hữu của công ty nào, có đầy đủ các thông tin như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…).

Tiếp theo, lãi suất cho vay phải trong giới hạn quy định của Bộ luật Dân sự (không quá 20%/năm). Và đặc biệt, app không yêu cầu khách hàng phải cho phép truy cập vào danh bạ, truy cập tài khoản mạng xã hội của mình…

Những lưu ý khi vay tiền trực tiếp qua các app

Những lưu ý khi vay tiền trực tiếp qua các app

>> Xem thêm: Vợ vay tiền không cho chồng biết chồng có liên đới trả nợ không?

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến các app cho vay tiền trực tuyến có hợp pháp hay không? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ  TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ  qua HOTLINE 1900.63.63.87  hoặc email:chuyentuvanluat@gmail.com. để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 752 bài viết