Luật Đất Đai

Cá nhân có thể thế chấp sổ đỏ được không?

Cá nhân có thể thế chấp sổ đỏ để huy động vốn từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Vậy, thế chấp sổ đỏ như thế nào là đúng quy định, đối tượng nào được thế chấp quyền sử dụng đất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất
Cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất

Cá nhân có quyền thế chấp quyền sử dụng đất

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Cá nhân sử dụng đất trong những trường hợp sau được thế chấp quyền sử dụng đất :

  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
  • Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế

Bên cạnh đó, cá nhân muốn thế chấp quyền sử dụng đất phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai :

  • Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Đáp ứng các điều kiện mà Luật đất đai quy định về các trường hợp được phép hoặc không được phép thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật.

Quyền nhận thế chấp của cá nhân

quyền thế chấp của cá nhân
Quyền nhận thế chấp của cá nhân

Theo quy định tại Điều 317 và Điều 323 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, cá nhân có quyền nhận thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật:

  • Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
  • Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
  • Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
  • Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

Cá nhân có thể nhận thế chấp là quyền sử dụng đất khi hai bên có thỏa thuận với nhau về việc thế chấp giấy tời liên quan đến tài sản theo quy định tại Điều 325 BLDS.

Sau khi chấm dứt thế chấp, cá nhân nhận thế chấp phải trả lại tài sản, giấy tờ trong trường hợp các bên thỏa thuận với nhau thế chấp giấy tờ liên quan đến tài sản.

Thủ tục, hình thức hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai, hợp đồng phải được lập thành văn bản có công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật.

Hình thức của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải tuân theo quy định về nội dung và hình tức quy định tại Điều 501 và 502 Bộ Luật Dân sự cụ thể:

  • Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hiệu lực của hợp đồng thế chấp có hiệu lực kể từ ngày đăng ký theo quy định của Luật Đất đai.

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm khi thế chấp sử dụng đất

thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi đăng ký tại cơ quan quản lý đất đai và vào sổ địa chính. Sau khi ký hợp đồng thế chấp, các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại mục I và mục 4 chương II, Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm. Thủ tục là:

  • Nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, người tiếp nhận sẽ trao phiếu Phiếu hẹn trả kết quả. 
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc: cơ quan có thẩm quyền trả kết quả 

Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm gồm:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi 
  • Hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng thế chấp hoặc văn bản xác nhận nội dung thay đổi (trong trường hợp có thay đổi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền)
  • Bản chính Giấy chng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
  • Văn bản ủy quyền (nếu có)

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận 

Căn cứ khoản 3 Điều 9 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì cơ quan tiếp nhận và giải quyết  là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, tùy theo quy trình tổ chức của từng địa phương

Trên đây là bài viết về nội dung trên. Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật kịp thời vui lòng liên hệ qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết