Luật Dân sự

Bồi thường thiệt hại khi làm mất, hư hỏng tài sản vay, mượn

Trong thực tế, việc mượn tài sản của người khác để sử dụng là quan hệ dân sự phổ biến giữa những người thân thuộc với nhau. Tuy nhiên, bồi thường thiệt hại khi làm mất, hư hỏng tài sản vay, mượn có thể là vấn đề dẫn đến tranh chấp đặc biệt là đối với các tài sản có giá trị lớn. Để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại khi làm mất, hư hỏng tài sản vay, mượn, Chuyên tư vấn luật kính  quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Bồi thường thiệt hại khi làm mất, hư hỏng tài sản vay, mượn

>>> Xem thêm: Đòi bồi thường khi bên nhận gửi giữ làm mất tài sản như thế nào?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  • Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
  • Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế, Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mà không cần phải lập thành văn bản.
  • Bồi thường thiệt hại khi làm mất, hư hỏng tài sản cho mượn là nghĩa vụ của bên mượn được quy định tại khoản 4 Điều 496 Bộ luật dân sự 2015.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Theo thỏa thuận

Theo tinh thần tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại, Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần,…

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi bên cho mượn tài sản có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. (Ví dụ đã không cung cấp thông tin về đặc điểm khiếm khuyết của tài sản cho mượn,…)

Theo phán quyết của cơ quan tài phán

Khi các bên không thể thỏa thuận với nhau về phương thức bồi thường thiệt hại thì bên làm mất, hư hỏng tài sản  bồi thường thiệt hại theo phán quyết của Tòa án (nếu người bị thiệt hại yêu cầu Tòa án giải quyết).  Mức bồi thường sẽ tương ứng với giá trị tài sản thực tế bị mất mát, hư hỏng và thiệt hại phát sinh cho chủ sở hữu tài sản (nếu có).

Người có nghĩa vụ bồi thường phải bồi thường đầy đủ và kịp thời, đồng thời trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất các bên đã thỏa thuận; nếu không thỏa thuận thì số tiền lãi tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại khoản 1 điều 468 Bộ luật dân sự 2015. Thời gian tính lãi bắt đầu từ lúc bên mượn có nghĩa vụ phải trả tài sản của bên cho mượn theo  sự thỏa thuận của các bên.

Thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại

>>> Xem thêm: Lãi chậm trả khi đối tác vi phạm hợp đồng được tính như thế nào?

Giải quyết tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng, mất mát tài sản cho mượn

Các bên thỏa thuận

Thỏa thuận phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.

Phương thức này phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị bó buộc bởi các quy định về quy trình thực hiện,  giúp tiết kiệm thời gian lẫn chi phí. So với các tài sản có giá trị nhỏ thì các bên nên tự thỏa thuận với nhau để tránh những thủ tục, chi phí không đáng có.

Khởi kiện đến cơ quan tài phán có thẩm quyền

Tranh chấp hợp đồng cho mượn tài sản là tranh chấp dân sự, theo Khoản 3 Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 thì khi có tranh chấp dân sự xảy ra, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
  • Đối với tranh chấp mà có đương sự hoặc có tài sản ở nước ngoài theo khoản 3 Điều 35 BLTTDS thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
  • Ngoài ra, nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015.

Sau khi xác định được thẩm quyền giải quyết, các bên nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 tại tòa án có thẩm quyền.

Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án để Tòa án thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, đồng thời Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản đến các đương sự và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc đã thụ lý vụ án. (Điều 196, Điều 197 BLTTDS 2015).

Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định chung về tố tụng dân sự.

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện online khi đối tác vi phạm hợp đồng

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề Bồi thường thiệt hại khi làm mất, hư hỏng tài sản vay, mượn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được tư vấn chi tiết hơn.

 

4.8 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết