Luật Dân sự

Yêu cầu đối tác bồi thường thiệt hại do giao hàng bị khuyết tật

Yêu cầu đối tác bồi thường thiệt hại do giao hàng bị khuyết tật là một yêu cầu thường thấy khi đối tác giao hàng hóa bị khuyết tật. Và không phải tranh chấp nào cũng được giải quyết trong sự thỏa thuận, êm đẹp, nhiều trường hợp các bên không tự thỏa thuận, phải nhờ đến sự can thiệp của Tòa án. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ giúp Quý khách hàng yêu cầu bồi thường sao cho đúng với luật định.

Yêu cầu đối tác bồi thường thiệt hại do giao hàng bị khuyết tật

Yêu cầu đối tác bồi thường thiệt hại do giao hàng bị khuyết tật

Trách nhiệm đối với hàng hóa bị khuyết tật

Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong việc giao nhận hàng hóa, vấn đề xác nhận hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng hay không có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, khi hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận hàng và trách nhiệm lúc này được đặt ra đó là “bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng”

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 điều 39, Khoản 3 Điều 40 Luật Thương mại 2005.

Thiệt hại mà đối tác phải trả khi vi phạm hợp đồng

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Đồng thời, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm,

Cơ sở pháp lý: Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015;  Điều 301 Luật Thương mại 2005.

Thiệt hại mà đối tác phải trả khi vi phạm hợp đồng.

Thiệt hại mà đối tác phải trả khi vi phạm hợp đồng.

Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường

Thẩm quyền

  • Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài.
  • Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.

CSPL: Điều 35, Điều 37, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục yêu cầu bồi thường

Hồ sơ khởi kiện:

  • Đơn khởi kiện (Mẫu số 23- DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)

Hợp đồng kinh doanh thương mại hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh doanh thương mại, Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có)

  • Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố (nếu có)
  • Các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng,…
  • Các tài liệu giao dịch khác (nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • Giấy phép kinh doanh
  • Giấy chứng đăng ký kinh doanh.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ hoạt động.
  • Quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực).
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Thời hiệu khởi kiện:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Nếu thuộc trong các trường hợp sau đây thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định như trên.

  • Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Các bên đã tự hòa giải với nhau.

Ngoài ra, nếu khởi kiện về tranh chấp thương mại thì thời hiệu khởi kiện là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

CSPL: Điều 319 Luật Thương mại 2005; Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015.

Giao hàng bị khuyết tật có bị phạt vi phạm hợp đồng?

Căn cứ Điều 39, Luật Thương mại 2005, trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì các trường hợp hàng hóa được xem là vi phạm hợp đồng bao gồm:

  • Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại. Chẳng hạn như mục đích sử dụng thông thường của các loại xe khách là để kinh doanh dịch vụ vận tải vận chuyển hành khách;
  • Hàng hóa không phù hợp với bất kỳ mục đích nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
  • Hàng hóa không đảm bảo chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã cho bên mua biết trước đó;
  • Hàng hóa không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

Như vậy, hàng hóa bị khuyết tật không đảm bảo chất lượng như mẫu hàng hóa đã cam kết bên bán có thể bị phạt vi phạm hợp đồng.

Giao hàng bị khuyết tật sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng

Giao hàng bị khuyết tật sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng

Luật sư soạn thảo giấy tờ yêu cầu bồi thường do hàng bị khuyết tật

  • Nhận ủy quyền, trực tiếp giải quyết tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hợp đồng (các hướng giải quyết có thể là thương lượng, thỏa thuận, trên tinh thần hợp tác của các bên hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan tài phán cụ thể là trung tâm trọng tài hoặc khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu quyền và lợi ích của thân chủ bị xâm phạm)
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
  • Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, tòa án, thi hành án để bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng
  • Gặp gỡ, đàm phán với bên vi phạm để nắm được tình hình nhằm kịp thời thực hiện chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
  • Tham gia tranh tụng tại các phiên tòa để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng

Trên đây là bài viết tư vấn về yêu cầu đổi tác bồi thường thiệt hại do giao hàng bị khuyết tật. Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc, những câu hỏi xin liên hệ luật sư của chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.

4.5 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết