Tin tức

Vụ án hành chính nào không tiến hành đối thoại được?

Vụ án hành chính nào không tiến hành đối thoại được đã được pháp luật về tố tụng hành chính quy định. Về nguyên tắc, đối thoại là một thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào các bên đương sự cũng có thể tiến hành đối thoại. Chuyên Tư vấn Luật sẽ thông tin chi tiết đến Quý bạn trong bài viết dưới đây.

Vụ án hành chính không tiến hành đối thoạiVụ án hành chính không tiến hành đối thoại

Nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính

Đối thoại là một thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Việc thực hiện thủ tục đối thoại giúp cho giải quyết vụ án được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử.

Căn cứ Điều 134 Luật Tố tụng Hành chính 2015, việc đối thoại phải tiến hành theo những nguyên tắc sau:

  • Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;
  • Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ;
  • Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Nhìn chung, các nguyên tắc đối thoại nêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo việc đối thoại được thực hiện một cách khách quan, tôn trọng quyền lợi đương sự và tuân thủ đúng quy định pháp luật.

>> Xem thêm: Thủ tục đối thoại trong tố tụng hành chính có bắt buộc không?

Những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được

Không tiến hành đối thoại được vụ án hành chínhKhông tiến hành đối thoại được vụ án hành chính

Những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được là những vụ án không tổ chức đối thoại dù thuộc trường hợp cần tiến hành đối thoại. Cụ thể:

  • Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
  • Đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng.
  • Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.

Ngoài ra, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn thì sẽ hông tổ chức đối thoại.

Cơ sở pháp lý: Điều 135 Luật Tố tụng Hành chính 2015

>> Xem thêm: Người khởi kiện hành chính có quyền yêu cầu người bị kiện trực tiếp đối thoại không?

Trình tự, thủ tục đối thoại

Tiến hành thủ tục đối thoại trong vụ án hành chínhTiến hành thủ tục đối thoại trong vụ án hành chính

Thông báo về phiên họp đối thoại

Phiên họp đối thoại được diễn ra cùng với việc kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Trước khi tiến hành phiên họp này, Thẩm phán phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

Cơ sở pháp lý: Điều 136 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Tiến hành phiên họp đối thoại

Việc kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ sẽ được thực hiện trước khi tiến hành thủ tục đối thoại. Thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1: Kiểm tra sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho đương sự biết quyền và nghĩa vụ.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.

Bước 3: Tiến hành thủ tục đối thoại.

  • Thẩm phán phổ biến cho đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc đối thoại để họ tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án;
  • Người khởi kiện trình bày bổ sung về yêu cầu khởi kiện, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm của người khởi kiện về hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  • Người bị kiện trình bày bổ sung ý kiến về yêu cầu của người khởi kiện, những căn cứ ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện và đề xuất hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày bổ sung và đề xuất ý kiến giải quyết phần liên quan đến họ (nếu có);
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người khác tham gia phiên họp đối thoại (nếu có) phát biểu ý kiến;
  • Tùy từng trường hợp, Thẩm phán yêu cầu đương sự nêu văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, đồng thời kiểm tra hiệu lực pháp luật của văn bản đó. Thẩm phán có thể phân tích để các đương sự nhận thức đúng về nội dung văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để họ có sự lựa chọn và quyết định việc giải quyết vụ án;
  • Sau khi các đương sự trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
  • Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã thống nhất và những vấn đề chưa thống nhất.

Cơ sở pháp lý: Điều 138 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Xử lý kết quả đối thoại

Xử lý kết quả đối thoại vụ án hành chínhXử lý kết quả đối thoại vụ án hành chính

Việc đối thoại vụ án hành chính có thể xảy ra các kết quả sau:

  • Người khởi kiện vẫn giữ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện giữ nguyên quyết định, hành vi bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ nguyên yêu cầu: Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.
  • Người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện: Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
  • Người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện: Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.

Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 140 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư đại diện tham gia phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Tư vấn và tham gia tranh tụng các vụ án hành chính

  • Tư vấn quy trình giải quyết tranh chấp hành chính;
  • Tư vấn thủ tục giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án;
  • Nghiên cứu hồ sơ và đề xuất phương án bảo vệ cho khách hàng trong vụ án hành chính;
  • Đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
  • Tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
  • Hướng dẫn thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền lợi khách hàng;
  • Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Các công việc khác.

Như vậy, không phải vụ án hành chính nào cũng có thể tiến hành đối thoại được. Bên cạnh đó, việc đối thoại sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tố tụng hành chính 2015. Nếu còn có thắc mắc nào khác, Quý bạn vui lòng liên hệ với Chuyên Tư vấn Luật qua hotline: 1900636387 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 119 bài viết