Luật Hình Sự

Tố giác tội phạm khi đang hưởng án treo có được giảm án

Tố giác tội phạm khi đang hưởng án treo có được giảm án không là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Hình phạt tù muốn được hưởng án treo, người phạm tội cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định những trường hợp không được hưởng án treo. Vậy tố giác tội phạm trong thời gian hưởng án treo có là điều kiện xem xét giảm án không? Mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Tố giác tội phạm khi đang hưởng án trep có được giảm án không 

Tố giác tội phạm khi đang hưởng án treo có được giảm án không

Quy định pháp luật hình sự về án treo

Án treo là gì?

Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 không đưa ra khái niệm cụ thể về án treo mà chỉ đưa ra trường hợp áp dụng án treo. Tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 15/05/2018 đã bổ sung quy định án treo. Đây là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù.

Những trường hợp hưởng án treo

Theo Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 15/04/2022 thì điều kiện để được hưởng án treo bao gồm:

  • Bị xử phạt không quá 03 năm.
  • nhân thân tốt trong trường hợp này là người phạm tội luôn có ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
  • Có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: có 2 tình tiết giảm nhẹ, trong đó có ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Có nơi cư trú rõ ràng là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo quy định của Luật Cư trú hoặc nơi làm việc ổn định có thời hạn từ 01 năm trở lên để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quan sát, giáo dục
  • Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu: người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP cũng quy định các trường hợp không được hưởng án treo.

>>> Xem thêm: Thủ tục xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tội tham ô tài sản

Quy định về rút ngắn thời gian thử thách của án treo

Điều kiện về rút ngắn

Điều 89 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định người được hưởng án treo được đề nghị rút ngắn thời gian thủ thách nếu có đủ các điều kiện:

  • Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách;
  • Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
  • Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.

Trình tự, thủ tục rút ngắn

Trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án Hình sự 2019 như sau:

Rà soát người đủ điều kiện để xét rút người thời gian thử thách: Ủy ban Nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có trách nhiệm rà soát người đủ điều kiện được giảm thời gian thử thách và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu kèm theo tài liệu có liên quan để đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách.

Cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút người thời gian thử thách: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ và có văn bản đề nghị rút ngắn với người có đủ điều kiện gửi đến Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản thông báo cho Ủy ban Nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

Hồ sơ đề nghị

Hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bao gồm:

  • Đơn đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo;
  • Bản sao bản án;
  • Văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
  • Quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người được hưởng án treo lập công (nếu có);
  • Trường hợp bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh của họ;
  • Trường hợp người được hưởng án treo đã được rút ngắn thời gian thử thách thì phải có bản sao quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

Tòa án quyết định rút ngắn thời gian thử thách

  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo cư trú hoặc làm việc thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách của án treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, Tòa án đã ra quyết định cho hưởng án treo, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định cho hưởng án treo có trụ sở.

Có được giảm án nhờ tố giác tội phạm trong lúc hưởng án treo không?

Có được giảm án nhờ tố giác tội phạm trong lúc hưởng án treo khôngCó được giảm án nhờ tố giác tội phạm trong lúc hưởng án treo không?

Căn cứ vào quy định tại Luật Thi hành án Hình sự 2019 thì nếu trong trường hợp người đang hưởng án treo đáp ứng được các điều kiện được đề nghị rút ngắn tại Điều 89 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét rút ngắn thời gian thử thách. Việc tố giác tội phạm trong khi hưởng án treo cũng được xem là một căn cứ người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cũng như tích cực sửa chữa lỗi lầm để cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ đề nghị rút ngắn.

Luật sư xin hưởng án treo

Luật sư xin hưởng án treoLuật sư xin hưởng án treo

  • Giải đáp các thắc mắc về điều kiện được hưởng án treo; thời gian thử thách; hồ sơ, thủ tục xin hưởng án treo.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan: quy định rút ngắn thời gian thử thách; trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách án treo; quy định về kháng cáo;…
  • Đánh giá mặt chủ quan, khách quan của hành vi phạm tội. Từ đó tư vấn có nên thực hiện thủ tục xin hưởng án treo.
  • Luật sư trực tiếp gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam
  • Luật sư bào chữa cho khách hàng, đưa ra những nhận định pháp lý và bằng chứng chứng minh cho các điều kiện được hưởng án treo của người phạm tội.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin quan trọng về việc tố giác tội phạm trong thời gian hưởng án treo. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện của chúng tôi xin hãy vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết