Luật Đất Đai

Các Cách Thu Thập Chứng Cư Trong Vụ Án Tranh Chấp Đất Đai

Tranh chấp đất đai thường là những tranh chấp phức tạp, liên quan đến nhiều người. Do vậy, việc cung cấp và thu thập chứng cứ  trong vụ án tranh chấp đất đai chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của mình là rất quan trọng. Vậy làm các nào để thu thập chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

phương thức thu thập chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai
Phương thức thu thập chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai

1.   Chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai là gì?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Chứng cứ bao gồm các nguồn sau:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

2.   Trong vụ án tranh chấp đất đai, cần phải thu thập những loại chứng cứ nào?

những chứng cứ cần thu thập trong tranh chấp đất đai
Những chứng cứ cần thu thập khi có tranh chấp đất đai

Trong vụ án tranh chấp đất đai, cần phải thu thập chứng cứ về các vấn đề sau đây

2.1 Nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất

  • Nguồn gốc đất: Nếu do khai phá thì ai khai phá thời gian nào; nếu được thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi thì ai để thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi; việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi đất tranh chấp có thật không và có đúng quy định pháp luật không?
  • Quá trình sử dụng: Thực tế đất tranh chấp là do ai trực tiếp sử dụng. Thời gian sử dụng đất. Nếu không sử dụng thì lý do vì sao.

Để làm rõ các vấn đề trên, phải cung cấp được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ mục kê đất, giấy nộp thuế đất và các tài liệu, chứng cứ liên quan khác.

2.2 Thu thập chứng cứ về kê khai, đăng ký đất đai qua các thời kỳ

Thu thập chứng cứ về kê khai đăng ký đất đai qua các thời kỳ để làm những vấn đề sau:

  • Đất đai tranh chấp qua các thời kỳ do ai đăng ký, sử dụng, ai cư trú trên đất?
  • Có thay đổi người đăng ký, người kê khai qua các thời kỳ hay không? Làm rõ lý do vì sao có sự thay đổi, ý kiến của những người kê khai đăng ký qua các thời kỳ như thế nào?

Để làm rõ các vấn đề trên cần yêu cầu cơ quan đang lưu giữ tư liệu địa chính đó, có thể là Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cấp tỉnh nếu cấp huyện không còn lưu giữ tài liệu.

3.3 Thu thập chứng cứ về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thu thập chứng cứ về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm làm rõ các vấn đề sau:

  • Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định hay không? Cấp có đúng thẩm quyền, có đầy đủ hồ sơ hay không? người được cấp Giấy chứng nhận có thực sự là người có quyền được sử dụng đất hay không?
  • Trên cơ sở đó, Tòa án xem xét có hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Nếu hủy thì căn cứ vào những cơ sở, chứng cứ nào?

3. Các cách thu thập chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai

cách thu thập chứng cứ trong tranh chấp đất đai
Cách thu thập chứng cứ trong tranh chấp đất đai

3.1 Các cách thu thập chứng cứ của đương sự

Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 , cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập chứng cứ qua những biện pháp sau:

  • Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
  • Thu thập vật chứng;
  • Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
  • Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
  • Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
  • Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

3.2 Các cách thu thập chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai của Tòa án

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai thông qua các các sau:

  • Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
  • Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
  • Trưng cầu giám định;
  • Định giá tài sản;
  • Xem xét, thẩm định tại chỗ;
  • Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
  • Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
  • Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên, hãy gọi ngay Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn trực tiếp.

4.9 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết