Luật Hình Sự

Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm là vấn đề được Quý bạn đọc quan tâm khi bị tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án mà chưa biết thời gian là bao lâu. Để giải quyết vấn đề trên, Luật sư tới từ Chuyên Tư Vấn Luật xin gửi đến bài viết về các trường hợp bị tạm giam, thời hạn tạm giam và các vấn đề pháp lý khác có liên quan đến Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm.

Thời gian tạm giam

Khi nào bị can, bị cáo bị tạm giam?

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng với bị can, bị cáo trong những trường hợp luật định nhằm ngăn chặn tội phạm hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, quy định các trường hợp  bị can, bị cáo có thể tạm giam:

Bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng;

Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

  • Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
  • Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
  • Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
  • Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
  • Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong phúc thẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 347 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP có hiệu lực từ ngày 15/07/2020, sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.

Như vậy, đối với việc tạm giam, trong giai đoạn phúc thẩm, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án xét thấy cần phải tiếp tục việc tạm giam hay không để tiếp tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam.

Quy định về thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 347 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 khoản 1 Điều 347 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP có hiệu lực từ ngày 15/07/2020 thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định như sau

  • Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm;
  • Trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam mới.
  • Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
  • Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
  • Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định tạm giam bị cáo ngay khi tuyên án. Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.

Thời hạn tạm giam

>>>Xem thêm: Có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo tại phiên tòa hình sự phúc thẩm?

Thẩm quyền gia hạn thời hạn tạm giam

Theo quy định tại khoản 2 Điều 347 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 khoản 1 Điều 347 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP có hiệu lực từ ngày 15/07/2020, trong trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam mới.

Như vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm quyền gia hạn thời hạn tạm giam thuộc về Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân.

Thẩm quyền gia hạn

Luật sư bào chữa án hình sự phúc thẩm

  • Tư vấn xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo;
  • Tư vấn các quy định trong quá trình điều tra;
  • Bảo vệ, bào chữa cho các quyền lợi của khách hàng;
  • Soạn thảo các đơn từ cần thiết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
  • Tham gia tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm.

>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự

Như vậy, để bảo vệ được quyền lợi của mình khi bị bị tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Quý bạn đọc cần hiểu rõ được các quy định của pháp luật về các trường hợp bị tạm giam, thời hạn, thẩm quyền gia hạn đối với tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Bài viết trên cũng đã ít nhiều cung cấp các thông tin pháp lý cần thiết đối với vấn đề trên. Quý bạn đọc cần hỗ trợ gửi yêu cầu tư vấn hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ tư vấn.

4.7 (19 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết