Luật Lao Động

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào là một trong các nội dung được người sử dụng lao động và người lao động quan tâm nhiều hiện nay. Nội dung, hiệu lực và các vấn đề pháp lý của thỏa thuận lao động tập thể được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động. Dưới đây Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các nội dung pháp lý liên quan đến thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào?Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào?

Các loại thỏa ước lao động tập thể

Dựa vào quy định của Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 định nghĩa và phân loại các thỏa ước lao động tập thể như sau: Thỏa ước tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước tập thể được chia thành 04 loại:

  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
  • Thỏa ước lao động tập thể ngành;
  • Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp;
  • Các thỏa ước lao động tập thể khác.

>>> Xem thêm: Nội dung cơ bản trong thỏa ước lao động tập thể.

Các trường hợp thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần

Tại khoản 1 Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.

  • Việc quy định thỏa ước lao động tập thể có thể vô hiệu từng phần bởi lẽ trong thỏa ước lao động tập thể có thể có những phần nội dung vi phạm hoặc không phù hợp với quy định pháp luật. Nhưng các phần vi phạm đó không ảnh hưởng đến các nội dung, phần còn lại trong thỏa ước lao động tập thể.
  • Phần vi phạm đó có thể do sự sai sót, thiếu hiểu biết pháp luật, sự cố của các bên tham gia thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể hoặc cũng có thể do pháp luật về lao động có sự thay đổi dẫn đến một hoặc một số phần của thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với pháp luật.

Tóm lại, các phần vi phạm pháp luật trong thỏa ước lao động tập thể đều sẽ bị coi là vô hiệu và không ảnh hưởng đến các phần còn lại.

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn phần

Ở Khoản 2 Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn phần như sau:

  • Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
  • Người ký kết không đúng thẩm quyền;
  • Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Đầu tiên, đối với trường hợp toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật. Đây là trường hợp mà toàn bộ nội dung trong thỏa ước lao động tập thể đều vi phạm điều cấm của luật.

Tuy nhiên, trường hợp này trên thực tế rất khó và hiếm khi xảy ra, bởi do tính tập thể và cũng như được xây dựng trong một thời gian dài.

Tiếp theo, đối với trường hợp người ký kết không đúng thẩm quyền. Trường hợp này được hiểu là vi phạm quy định được nêu tại Khoản 4 Điều 76 Bộ Luật Lao động 2019: Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Cuối cùng là trường hợp không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Các Điều 70, 71, 72, 73, 76 của Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rõ ràng về các thủ tục, quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Việc không tuân thủ quy định tại các điều trên sẽ khiến cho thỏa ước lao động tập thể bị vô hiệu toàn phần.

Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Căn cứ vào Điều 87 Bộ luật Lao động 2019 quy định cơ quan có thẩm quyền tuyên bố thỏa ước tập thể vô hiệu là Tòa án nhân dân.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì:

  • Căn cứ khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì yêu cầu thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
  • Căn cứ điểm v khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án nơi giao kết hoặc thực hiện thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền tuyên thỏa ước vô hiệu.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật nêu trên, thì thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi giao kết hoặc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

Tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệuTuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Dịch vụ tư vấn thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật lao động của Chuyên Tư Vấn Luật có những luật sư giỏi và nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, sẽ hỗ trợ cho khách hàng là doanh nghiệp các dịch vụ pháp lý như sau:

  • Tư vấn pháp luật lao động hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan đến Thỏa ước lao động tập thể;
  • Tư vấn tính cần thiết và tác động của việc xây dựng Thỏa ước lao động tập thể;
  • Rà soát, đánh giá, tư vấn sửa đổi thỏa ước lao động tập thể do khách hàng soạn;
  • Tư vấn cho doanh nghiệp các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động;
  • Tư vấn về hợp đồng lao động, xem xét và đề xuất chỉnh sửa;
  • Soạn thảo hợp đồng lao động theo yêu cầu của khách hàng;
  • Tư vấn nội quy lao động;
  • Soạn thảo nội quy lao động theo yêu cầu khách hàng;
  • Đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động
  • Nhận đại diện ủy quyền, đại diện cho đương sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự khi tham gia hoạt động tố tụng.

>>>Xem thêm: Luật sư tư vấn và soạn thảo các hợp đồng về lao động cho doanh nghiệp.

Tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệpTư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp

Để thỏa ước lao động tập thể không bị vô hiệu, cần phải được chú trọng trong quá trình xây dựng và ký kết. Bởi tính phức tạp, không chỉ đòi hỏi sự am hiểu pháp luật lao động mà còn phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các bên . Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan nào, quý độc giả vui lòng liên hệ đến hotline của chúng tôi 1900.63.63.87 để được dịch vụ Tư vấn Luật lao động hỗ trợ một cách tốt nhất.

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết