Luật Doanh Nghiệp

Thủ Tục Yêu Cầu Thỏa Thuận Trọng Tài Vô Hiệu

  1. Cở sở thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Để có thể giải quyết tranh chấp về thỏa thuận trọng tài, điều kiện tiên quyết là phải có thỏa thuận của các bên. Thỏa thuận trọng tài có thể lập trước hoặc sau khi phát sinh các tranh chấp, có thể là một điều khoản trong hợp đồng nhưng có tính độc lập với hợp đồng. Thỏa thuận này phải lựa chọn trọng tài và phải có hiệu lực. Nếu thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì các bên không thể giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài chỉ bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài Thương mại 2010 (LTTTM). Bao gồm các trường hợp sau:

Thủ tục để yêu cầu thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của LTTTM thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Các bên chỉ được thỏa thuận trọng tài nếu như một trong các bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc pháp luật có quy định được giải quyết bằng trọng tài. Các trường hợp khác mà thỏa thuận giải quyết trọng tài thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Thứ hai, người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP thì thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.

Thứ ba, người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự (BLDS). Theo Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP thì người không có năng lực hành vi dân sự được hiểu là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế hành vi dân sự. Những người không có năng lực hành vi dân sự mà xác lập thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.

Thứ tư, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của LTTTM. Theo Điều 16 LTTTM có quy định thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

Thứ năm, một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. Theo quy định tại Điều 127 BLDS thì Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Thứ sáu, thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Những điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định; đạo đức xã hội được hiểu là những chuẩn mực xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Nếu thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội thì thỏa thuận trọng tài đương nhiên bị vô hiệu.

>>>Xem thêm: Thủ Tục Yêu Cầu Hủy Phán Quyết Trọng Tài Thương Mại

  1. Thủ tục yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Trước khi xem xét nội dung tranh chấp, căn cứ khoản 1 Điều 43 LTTTM thì HĐTT phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.

Thủ tục để yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc sau khi HĐTT ra quyết định, cần nộp đơn yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu đến Tòa án có thẩm quyền. Nếu thỏa thuận vô hiệu thì có thể hủy phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 68 LTTTM.

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu

  • Chủ thể làm đơn yêu cầu: đương sự trong tranh chấp
  • Chủ thể nhận đơn: Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định;
  • Nội dung đơn yêu cầu phải đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 44 LTTTM, kèm kèm theo bản sao đơn khởi kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định của Hội đồng trọng tài.
  • Thời hạn: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng trọng tài.

Bước 2: Xem xét đơn khiếu nại

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khiếu nại. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án là cuối cùng.

  1. Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Tùy từng giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp mà việc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu có thể dẫn đến những hậu quả pháp pháp lý khác nhau:

Một là, trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, HĐTT phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Theo Điều 43 LTTTM nếu thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì HĐTT quyết định đình chỉ việc giải quyết.

Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài khi bị vô hiệu

Hai là, khi có khiếu nại quyết định của HĐTT về việc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, trong trường hợp Tòa án quyết định vụ án tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT, thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì xử lý như sau:

Trường hợp HĐTT đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc thì các bên có quyền thỏa thuận, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Trường hợp vụ việc đang được Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án, Hội đồng trọng tài phải ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp HĐTT đã ra phán quyết trọng tài thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài theo thủ tục chung .

Như vậy thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Các bên có thể thỏa thuận lại với nhau về thỏa thuận trọng tài hoặc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng hòa giải, khởi kiện tại Tòa án.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty chúng tôi về vấn đề Yêu cầu thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *