Luật Dân sự

Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ án dân sự

Quá trình giải quyết một vụ án dân sự thường đi qua rất nhiều giai đoạn, có những vụ án giải quyết ở cấp sơ thẩm là các bên đã chấp nhận với quyết định của Tòa, tuy nhiên cũng có những vụ án phải đi đến thủ tục tái thẩm. Vậy thủ tục tái thẩm được pháp luật quy định như thế nào? Qua bài viết này, Chuyên tư vấn luật sẽ chia sẻ những vấn đề liên quan đến vấn đề Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ án dân sự. Thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

Thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

Quy định pháp luật về tái thẩm

Tái thẩm là gì ?

Tái thẩm là một thủ tục của tố tụng dân sự, không phải là một cấp xét xử, đối tượng của thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 351 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Thẩm quyền đề nghị, kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 1 Điều 354 BLTTDS 2015)
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ (khoản 2 Điều 354 BLTTDS 2015)

>>>Xem thêm: Giám Đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Vụ Án Hành Chính

Thủ tục tái thẩm

Thời hạn tái thẩm

  • Theo quy định tại Điều 355 BLTTDS 2015 thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của BLTTDS 2015.
  • Cần lưu ý rằng về thời hạn đề nghị kháng nghị thì tái thẩm không xác định. Điều này có nghĩa là khi nào người có thẩm quyền kháng nghị phát hiện tình tiết mới thì đều có quyền đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
  • Bởi lẽ, tình tiết mới là những tình tiết được phát hiện của vụ án mà trước đó các đương sự và Tòa án đã không biết được làm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trở nên không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án, không đúng đắn. Để phát hiện được các tình tiết mới này để kháng nghị là điều không dễ dàng gì, cần cả một quá trình, thậm chí là rất nhiều năm, những người có thẩm quyền lại không thể bỏ quên tình tiết mới vì nó quan trọng, liên quan đến vụ án và ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan của vụ án, làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án, khiến cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp, không có căn cứ.
  • Vì thế, đây là một trong những lý do khiến tái thẩm không xác định thời hạn đề nghị kháng nghị mà cho phép khi nào người có thẩm quyền kháng nghị phát hiện tình tiết mới thì đều có quyền đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Trình tự đề nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm

  • Nộp đơn đề nghị tại Tòa án và Viện kiểm sát cấp cao để chuyển đến Chánh án và Viện trưởng;
  • Xem xét nội dung đơn yêu cầu;
  • Nếu thấy cần bổ sung hoặc chỉnh sửa các yêu cầu thì chủ thể này sẽ gửi yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa;
  • Trả lại đơn, và nêu rõ lý (nếu không đáp ứng đủ các căn cứ và điều kiện được quy định);
  • Chánh án, Viện trưởng phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tài liệu;
  • Ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị.

cspl: Điều 328 và Điều 357 BLTTDS 2015 

Điều kiện để tái thẩm

Tình tiết mới

Tình tiết mới là tình tiết quan trọng, mới được phát hiện sau khi bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật mà trước đó đương sự đã không thể biết được. Tình tiết mới có những đặc trưng như: tổn tại trong quá trình Toà án giải quyết vụ án, quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án, được phát hiện sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật và trước đó đương sự đã không thể biết được. Ví dụ: Sau khi giải quyết vụ án thừa kế, Toà án đã quyết định chia thừa kế theo pháp luật và bản án, quyết định giải quyết vụ án đã có hiệu lực pháp luật thì mới phát hiện được người để lại thừa kế có lập di chúc mà trước đó đương sự đã không thể biết được. Trong vụ án này, tình tiết người để lại thừa kế có lập di chúc mới được phát hiện là tình tiết mới. Việc phát hiện ra tình tiết mới là một trong những căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm.

Thay đổi bản chất, kết quả giải quyết vụ án, quyết định

Thay đổi bản chất, kết quả giải quyết vụ án, quyết định trong thủ tục tái thẩm được hiểu là xuất phát từ việc nhận thức của Thẩm phán về việc áp dụng pháp luật, Thẩm phán biết rõ việc kết luận của mình là không đúng pháp luật nhưng vẫn cứ kết luận. Đây là những trường hợp hồ sơ đã đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, các tình tiết trong vụ án và pháp luật rõ ràng, nhưng Thẩm phán lại xử không đúng pháp luật.

Đương sự cần tài liệu, chứng cứ gì để tái thẩm

Đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án (khoản 1 Điều 330, Điều 357 BLTTDS 2015) Tài liệu chứng cứ chứng minh

Tài liệu chứng cứ chứng minh

>>>Xem thêm: Thời hạn kháng nghị tái thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Đơn đề nghị tái thẩm cần gồm những nội dung

Theo quy định tại Điều 357 BLTTDS 2015 Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm, do đó đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm cũng cần có đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 328 BLTTDS 2015 như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
  • Tên, địa chỉ của người đề nghị;
  • Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
  • Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
  • Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Luật sư tư vấn tiến hành thủ tục tái thẩm trong vụ án dân sự

  • Tư vấn điều kiện, căn cứ để có thể đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
  • Soạn đơn từ, chuẩn bị hồ sơ gửi Chánh án, Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị
  • Tư vấn các quy trình, thủ tực, trình tự tiến hành thực hiện thủ tục tái thẩm
  • đại diện, thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền

Dịch vụ luật sư Chuyên tư vấn luật

Dịch vụ luật sư Chuyên tư vấn luật

 

>>Xem thêm: Ai có quyền kháng nghị vụ án dân sự theo thủ tục tái thẩm?

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến những vấn đề Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ án dân sự. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ. Xin cảm ơn. 

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết