Luật Dân sự

Giám định chữ ký ở đâu? Dịch vụ giám định chữ ký, chữ viết

Trong tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, xác minh, giám định chữ ký, chữ viết là thủ tục rất cần thiết để có thể giải quyết khách quan vụ án. Giám định chữ ký ở đâu, chi phí, thời hạn, mẫu đơn yêu cầu mới nhất là thắc mắc của rất nhiều người. Qua bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp những quy định về giám định chữ ký, đồng thời mang đến dịch vụ giám định chữ ký, chữ viết chính xác và uy tín nhất.

Giám định chữ ký, chữ viết

Giám định chữ ký, chữ viết

Khi nào thực hiện việc giám định chữ ký

  • Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định trong đó người yêu cầu giám định phải là đương sự trong vụ án.
  • Khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà Tòa án từ chối trưng cầu giám định thì người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự.
  • Quyền yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự chỉ được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Luật Giám định tư pháp 2012.

Cơ quan có thẩm quyền giám định chữ ký

  • Tổ chức giám định tư pháp công lập
  • Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh
  • Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng
  • Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an
  • Viện pháp y tâm thần Trung ương thuộc Bộ Y tế
  • Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế
  • Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an
  • Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh
  • Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng

Căn cứ theo Chương 2 Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định157/2020/NĐ-CP)

>>Xem thêm: Thủ Tục Giám Định Chữ Ký, Chữ Viết Trong Vụ Án Dân Sự

Hồ sơ yêu cầu giám định chữ ký

  • Đơn yêu cầu giám định;
  • Đối tượng giám định (Văn bản có chữa chữ ký, chữ viết cần giám định)
  • Các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)
  • Tài liệu chứng minh mình là đương sự trong vụ án dân sự.
  • Hồ sơ yêu cầu giám định phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định; Nội dung yêu cầu giám định; Tên và đặc điểm của đối tượng giám định; Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định; Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định…

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012.

Thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu giám định

  • Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.
  • Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản.
  • Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Theo quy định tại Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bổ sung bởi khoản 12, Điều 1, Luật Giám định tư pháp sửa đổi số 56/2020/QH14)

Chi phí giám định chữ ký là bao nhiêu

  • Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.
  • Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp.

Theo quy định của Điều 36 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bổ sung bởi khoản 20, Điều 1, Luật Giám định tư pháp sửa đổi số 56/2020/QH14)

Thời gian giám định chữ ký

Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu.

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012

>>Xem thêm: Thời hạn nộp chứng cứ cho tòa án trong vụ án dân sự

Đơn yêu cầu giám định chữ ký

  • Về phần thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của bên yêu cầu.
  • Về nội dung vụ việc: Trình bày nội dung vụ việc, lý do dựa trên yêu cầu thực tế và cấp thiết của chữ ký, chữ viết để giải quyết vụ án dân sự.
  • Về nội dung yêu cầu: Yêu cầu Tòa án chấp thuận đề nghị trưng cầu giám định

Đơn yêu cầu giám định chữ viết

Đơn yêu cầu giám định chữ viết

Các thủ đoạn giả mạo chữ ký

  • Ký giả theo trí nhớ
  • Cố ý thay đổi chữ ký của mình
  • Tạo ra chữ ký của người khác

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về giám định chữ ký, chữ viết bao gồm cơ quan có thẩm quyền giám định, hồ sơ, thủ tục nộp hồ sơ và đơn yêu cầu giám định. Quý khách hàng cũng cần phải lưu ý về chi phí, thời gian giám định chữ ký cũng như thủ đoạn giả mạo chữ ký. Nếu có thắc mắc xoay quanh vấn đề trên, vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

4.5 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết