Luật Lao Động

ĐÌNH CÔNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ?

Gần đây, vào ngày 22.2 vừa qua, trên địa bàn thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai có hai vụ công nhân đình công kéo dài. Cụ thể, tại Công ty TNHH MTV Chính Túc (100% vốn trong nước, chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc thể thao, thuộc xã Hóa An, TP.Biên Hòa) có 270/400 công nhân đình công từ ngày 18.2. Công ty TNHH Timber Industries (100% vốn Đài Loan, chuyên sản xuất các mặt hàng gỗ, đóng tại KCN Tam Phước, TP.Biên Hòa) có 3.536/3.639 công nhân đình công từ ngày 19.2. Bài viết này, công ty chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số quy định của pháp luật về “Đình công như thế nào là đúng luật”

Hàng nghìn công nhân đình công ở nhà máy tỉnh Đồng Nai

Hàng nghìn công nhân đình công ở nhà máy tỉnh Đồng Nai

>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đình công đúng pháp luật

Thứ nhất, Đình công là gì?

  • Theo quy định tại Điều 209 BLLĐ 2012 thì Đình công được hiểu là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được.
  • Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.

Thứ 2: Trình tự đình công

  • Lấy ý kiến tập thể lao động. Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động được quy định tại Điều 212 BLLĐ 2012 cụ thể như sau:

Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động.

Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.

Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm: Phương án của Ban chấp hành công đoàn về Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; Phạm vi tiến hành đình công; Yêu cầu của tập thể lao động.

Ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công.

Thời gian, hình thức lấy ý kiến để đình công do Ban chấp hành công đoàn quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày.

  • Ra quyết định đình công.

Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của Ban chấp hành công đoàn đưa ra thì Ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản.

Quyết định đình công phải bao gồm các nội dung về: Kết quả lấy ý kiến đình công; Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; Phạm vi tiến hành đình công; Yêu cầu của tập thể lao động; Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết.

Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh.

Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.

  • Tiến hành đình công.

Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định.

Cơ quan quản lý nhà nước phải định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của tập thể người lao động và người sử dụng lao động để kịp thời giúp đỡ và giải quyết các yêu cầu chính đáng của tập thể lao động.

Công nhân đình công đòi quyền lợi

Công nhân đình công đòi quyền lợi

Thứ 3, Những trường hợp bị xem là đình công bất hợp pháp

  • Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
  • Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.
  • Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định pháp luật.
  • Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
  • Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Đây là một trong các hình thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi có sự xâm phạm về mặt lợi ích như tiền lương, thời giờ làm việc, và các khoản hỗ trợ, điều kiện làm việc không đảm bảo. Tuy nhiên, điều kiện để đình công hợp pháp phải được diễn ra một cách có tổ chức và do Ban chấp hành công đoàn lãnh đạo, thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định , phải được tiến hành hòa giải trước,…

Về mặt bản chất, thì đình công là một biện pháp hữu hiệu tuy nhiên nếu lợi dụng đình công để thực hiện mục đích không chính đáng hoặc không tuân theo quy định của pháp luật thì đình công có thể đem lại hệ lụy cho chính những người tham gia đình công và những người có quyền và lợi ích liên quan.

Thứ 4,Hậu quả của đình công trái pháp luật:

Tại Điều 233 BLLĐ 2012 quy định Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn Người sử dụng lao động xác định giá trị thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra.Cụ thể theo quy định tại Điều 36 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể vềbồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp như sau:

Thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế (nếu có);

Chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra gồm: Vận hành máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ; sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị bị hư hỏng; tái chế nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bị hư hỏng; bảo quản nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong thời gian diễn ra đình công; vệ sinh môi trường; bồi thường khách hàng hoặc phạt vi phạm hợp đồng do đình công xảy ra.  lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Đối với Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Mức độ xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào Nghị định 95/2013/NĐ- CP.

>>>Xem thêm: Uy Tín, Danh Dự Được Pháp Luật Định Giá Bao Nhiêu ?

Trên đây là một số quy định bàn về “Đình công như thế nào là đúng quy định pháp luật.” Trong trường hợp nội dung tư vấn có điều gì sai sót. Phía công ty mong nhận được sự phản hồi từ phía bạn đọc thông qua hotline 1900 63 63 87.

4.5 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết