Luật Hôn Nhân Gia Đình

Cấp Dưỡng Cho Con Bằng Cổ Phần Hoặc Cổ Tức Của Công Ty Có Được Không?

Cấp dưỡng cho con bằng cổ phần hoặc cổ tức của công ty là một phương pháp không phổ biến và phụ thuộc vào các quy định pháp luật và điều khoản của công ty. Căn cứ quy định pháp luật thì việc cấp dưỡng được thực hiện bằng tài sản, tuy nhiên không quy định cụ thể loại tài sản nào được thực hiện nghĩa vụ này. Từ đó gây vướng mắc trong việc cấp dưỡng bằng cổ phần hoặc cổ tức có được không. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thế đến quý khách nội dung này.

Cấp dưỡng cho con bằng cổ phần hoặc cổ tức có phù hợp hay không?

Cấp dưỡng cho con bằng cổ tức hoặc cổ phần công ty có được hay không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020,Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Cổ phần được hiểu là phần vốn điều lệ góp vào công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng mà không nói đến tài sản cấp dưỡng cho con. Theo đó, Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì do Tòa án giải quyết. Về phương thức cấp dưỡng được luật quy định rằng việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Như vậy, không có thêm bất cứ quy định nào nói về việc cấp dưỡng về cổ tức hoặc cổ phần của công ty.

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 mặc dù tranh chấp cấp dưỡng sau ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhưng không có quy định cụ thể nào cho thấy việc cấp dưỡng cho con bằng cổ tức hay cổ phần là phù hợp.

Từ những phân tích trên cho thấy, luật không quy định về việc cấp dưỡng cho con bằng cổ tức hoặc cổ phần nhưng luật cũng không cấm vấn đề này. Vì thế có thể hiểu, những gì luật không cấm thì có thể làm, miễn sao không làm trái các quy định của pháp luật. Hơn nữa, trong quy định về tài sản chung của vợ chồng, Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có đề cập đến “lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác”. Vì thế có thể coi cổ tức là một loại lợi tức phát sinh từ tài sản đưa vào sản xuất, kinh doanh, vì vậy có thể dùng để cấp dưỡng. Nếu chỉ dừng ở đây thì ít nhiều người có thể khẳng định việc ông Vũ hay bà Thảo đòi cấp dưỡng cho con bằng cổ tức hay cổ phần của công ty có thể được chấp nhận, là phù hợp.

Kết thúc phiên Tòa xét xử tranh chấp ly hôn của vợ chồng cà phê Trung Nguyên ngày 27/3/2019, Tòa đã ra phán quyết bà Thảo được quyền trực tiếp nuôi 4 người con chung, ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho 04 đứa con mỗi năm 10 tỷ đồng. Rõ ràng, việc cấp dưỡng cho con bằng cổ tức hoặc cổ phần của công ty không được Tòa án chấp nhận.

>>> Xem thêm: Tranh chấp về cấp dưỡng khi ly hôn và sau ly hôn

Quy định của pháp luật về việc cấp dưỡng cho con
Quy định của pháp luật về việc cấp dưỡng cho con

Cấp dưỡng bằng cổ tức hoặc cổ phần có phù hợp, khả thi không?

Đặt giả thuyết, trong trường hợp việc cấp dưỡng cho con bằng cổ tức hoặc cổ phần được cho là phù hợp với quy định của pháp luật vì pháp luật không cấm thì khả năng đó có khả thi? Nếu 04 đứa con của ông Vũ bà Thảo được cấp dưỡng bằng cổ phần hoặc cổ tức thì số tiền cấp dưỡng rất lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp tập đoàn cà phê Trung Nguyên phá sản, khoản trợ cấp từ cổ phần hoặc cổ tức đó sẽ không còn giá trị nữa, các con của họ sẽ không được cấp dưỡng nữa, thậm chí phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán với tư cách là một cổ đông nắm giữ cổ phần. Khi đó quyền lợi của 04 đứa con sẽ bị ảnh hưởng, các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng không được đảm bảo.

Có thể thấy, các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con luôn theo hướng bảo vệ tốt nhất quyền lợi của con được cấp dưỡng. Vì vậy việc cấp dưỡng cho con bằng cổ tức hay cổ phần của công ty tuy không bị cấm nhưng lại không khả thi xét về mặt lợi ích đối với các con.

>>> Xem thêm: Căn cứ tính tiền cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn

Luật sư tư vấn yêu cầu cấp dưỡng cho con

Tư vấn về trình tự, thủ tục yêu cầu cấp dưỡng

Bằng kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc dịch vụ tư vấn về trình tự, thủ tục yêu cầu cấp dưỡng bao gồm:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng cho con cái;
  • Xem xét, đánh giá tình hình thực tiễn của khách hàng để đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp;
  • Tư vấn chi tiết về trình tự, thủ tục khởi kiện đến Tòa án trong trường hợp không thể thương lượng, thống nhất về mức cấp dưỡng;
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái.

Soạn thảo hồ sơ

Ngoài ra, để hỗ trợ khách hàng trong quá trình yêu cầu cấp dưỡng cho con cái, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ soạn thảo văn bản, đơn từ để giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể soạn thảo các văn bản như sau:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản tự khai;
  • Đơn đề nghị, khiếu nại, tố cáo trong trường hợp các cơ quan chức năng có liên quan chậm trễ hoặc có sai phạm trong việc giải quyết hồ sơ;
  • Các văn bản, đơn từ yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp các tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc yêu cầu cấp dưỡng;
  • Các văn bản, đơn từ khác có liên quan.

Tư vấn yêu cầu cấp dưỡng cho con

Việc cấp dưỡng bằng cổ phần hoặc cổ tức của công ty đòi hỏi sự thống nhất và đồng ý của các bên liên quan, bao gồm cả phụ huynh và công ty. Nếu không có sự thỏa thuận và đồng ý chung, việc thực hiện phương pháp này có thể gặp khó khăn và tranh chấp. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

5 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết