BIỂU MẪU

Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã để giải quyết

Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã là văn bản được sử dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại địa phương. Theo Luật Đất đai 2024, UBND xã có thẩm quyền tiến hành hòa giải các tranh chấp đất đai trước khi chuyển lên cấp có thẩm quyền cao hơn. Bài viết Chuyên tư vấn luật sẽ hướng dẫn chi tiết nội dung này.

Đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã
Đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã

Thẩm quyền của UBND xã khi giải quyết tranh chấp đất đai

Nhà nước khuyến khích khi xảy ra tranh chấp đất đai các bên sẽ tự hòa giải. Trường hợp không thể tự hòa giải thì nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Căn cứ Điều 235 Luật Đất đai 2024 thì trước khi nhờ cơ quan có thẩm quyền, các bên phải thực hiện thủ tục hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã (viết tắt là UBND) nơi có đất.

Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã

Các nội dung cơ bản cần có trong đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai:

  • Phần kính gửi: Tại phần này điền chính xác tên UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Phần thông tin người gửi đơn: Họ tên, năm sinh; Số CCCD; Địa chỉ thường trú; Số điện thoại liên hệ.
  • Nội dung tranh chấp: Nội dung tranh chấp cần được mô tả thửa đất tranh chấp. Nguồn gốc, quá trình sử dụng. Lý do phát sinh tranh chấp. Yêu cầu giải quyết cụ thể về việc giải quyết tranh chấp.
  • Nội dung về các tài liệu chứng cứ đính kèm đơn yêu cầu.
  • Chứ ký và ghi rõ họ tên người yêu cầu hòa giải tranh chấp đất.

Tùy vào tranh chấp cụ thể mà người dân có thể điều chỉnh nội dung phù hợp.

>> Mẫu đơn tham khảo: Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã để giải quyết.

Mẫu này có thể sử dụng trong các tranh chấp: tranh chấp ranh giới, tranh chấp quyền sử dụng đất… các tranh chấp đất đai khác.

Hướng dẫn gửi đơn và theo dõi giải quyết tranh chấp

Hướng dẫn gửi đơn

Người yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp xã có thể lựa chọn gửi đơn như sau:

Cách 1: Gửi đơn trực tiếp tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Theo đó, người yêu cầu sẽ mang đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp và tài liệu đính kèm nộp đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của ủy ban. Cán bộ tại ủy ban sẽ lập biên nhận đơn yêu cầu.

Cách 2: Gửi đơn thông qua đường bưu điện. Khi gửi đơn tại bưu điện, người yêu cầu có thể sử dụng dịch vụ báo phát để có thể theo dõi quá trình gửi đơn. Nơi địa chỉ người nhận ghi cụ thể UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết và địa chỉ cụ thể.

Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì trong 3 ngày làm việc, UBND sẽ có thông báo về việc thụ lý.

>> Xem thêm:  Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai cấp xã

Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Theo dõi giải quyết tranh chấp

Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, UBND cấp xã thực hiện nội dung:

Bước 1: Thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.  Các bên được thông báo bao gồm:

  • Các bên tranh chấp đất đai.
  • Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

Bước 2: Tiến hành thẩm tra, xác minh. Việc xác định được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân tranh chấp. Tiến hành thu thập giấy tời, tài liệu liên quan. Xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng đất.

Bước 3: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất.

Bước 4: Tổ chức buổi họp hòa giải. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Bước 5: Công nhận kết quả hòa giải thành hoặc tiến hành thủ tục tiếp theo khi hòa giải không thành.

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét, giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
  • Trường hợp hòa giải không thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Người yêu cầu hòa giải cần theo dõi quy trình này để kịp thời đưa ra phương án phù hợp.

Thủ tục này thực hiện theo Điều 235 Luật Đất đai 2024. Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 105 Nghị định 102/NĐ-CP.

Lưu ý quan trọng khi gửi đơn tranh chấp

Việc gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp cần lưu ý những nội dung quan trọng.

Người gửi đơn cần chuẩn bị, thu thập tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất của mình. Các tài liệu có thể:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
  • Bản đồ hiện trạng, sơ đồ thửa đất,
  • Giấy tờ mua bán, tặng cho, … chứng minh giao dịch xác lập quyền sử dụng đất.
  • Các tài liệu khác có giá trị chứng minh quyền sử dụng.

Trong giai đoạn này, người yêu cầu giải quyết tranh chấp nên liên hệ luật sư để được tư vấn cũng như hỗ trợ pháp lý tốt hơn. Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp đất đai sẽ xây dựng phương án hòa giải. Đồng thời tham gia buổi hòa giải để bảo vệ quyền lợi khách hàng.

>> Xem thêm:  Ủy ban xã không hòa giải thì có khởi kiện tranh chấp đất đai được không?

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định

Luật sư chuyên đất đai tại Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý:

  • Tư vấn quy định về quyền sử dụng đất.
  • Tư vấn hướng dẫn thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất.
  • Đánh giá tình huống tranh chấp để đưa ra phương án phù hợp.
  • Soạn thảo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp gửi UBND.
  • Tham gia các buổi xác minh, buổi họp hòa giải tranh chấp đất đai.
  • Tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền sau khi hòa giải không thành.
Tư vấn soạn thảo đơn yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã
Tư vấn soạn thảo đơn yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã

Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp cần đảm bảo thông tin chính xác và cơ sở pháp lý vững chắc. Vì vậy, việc sử dụng dịch vị luật sư tư vấn hoặc hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai rất cần thiết. Quý khách cần hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai, hãy liên hệ hotline 1900636387. Luật sư tại Chuyên tư vấn luật sẽ hỗ trợ pháp lý trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Đồng thời, luật sư đại diện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại các cơ quan có thẩm quyền.

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 1,005 bài viết