Luật Hành Chính

Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hành chính được áp dụng trên cơ sở yêu cầu của đương sự, người đại diện của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án trong trường hợp do tình thế cấp thiết để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc đảm bảo việc thi hành án.

áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính

>>Xem thêm: Chi phí đảm bảo khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được tính như thế nào ?

Theo quy định tại Điều 68 Luật tố tụng hành chính 2015 thì các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:

– Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

– Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.

– Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh(Điều 69)

Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.

2.Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính (Điều 70)

Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính được áp dụng nếu có căn cứ cho rằng việc tiếp tục thực hiện hành vi hành chính sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.

3. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định(Điều 71)

Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng đương sự thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết.

4. Áp dụng, hủy bỏ, thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời

a. Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

– Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó;

– Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

>>>Xem thêm: Các Quyết Định, Hành Vi Bị Khiếu Nại Trong Tố Tụng Dân Sự

 b. Điều kiện thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng;

– Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;

– Vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

– Tòa án trả lại đơn khởi kiện;

– Vụ án được đình chỉ.

Quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

>>>Xem thêm: Ra nước ngoài định cư có cần khai báo tạm vắng hay không?

c. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc xác định thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được chia làm hai trường hợp tùy theo thời điểm xem xét, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời:

– Trước khi mở phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

– Tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

d. Hiệu lực

Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay, đồng thời tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.

5. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại điều 73, Luật tố tụng hành chính 2015, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được tiến hành như sau:

– Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền; kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có đầy đủ nội dung theo yêu cầu pháp luật.

– Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xem xét, giải quyết trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu. Trường hợp thẩm phán không chấp nhận yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.

– Trường hợp HĐXX nhận đơn yêu cầu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không; trường hợp không chấp nhận thì HĐXX phải thông báo, nêu rõ lý do cho người yêu cầu và ghi vào biên bản phiên tòa.

– Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.

6. Khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

a. Thẩm quyền giải quyết

Tùy vào thời điểm khiếu nại mà sẽ có thẩm quyền giải quyết khác nhau. Cụ thể:

– Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có thẩm quyền giải quyết khi đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Khiếu nại việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khiếu nại việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

– Hội đồng xét xử giải quyết nếu tại phiên tòa, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.

b. Thời hạn

Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc thông báo của Thẩm phán về việc không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư Phan Mạnh Thăng theo số hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết

2 thoughts on “Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính

    • Avatar
      Châu Dàng says:

      Chào bạn Trần Ngọc Thương,

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết và gửi phản hồi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
      Căn cứ quy định tại Điều 72 Luật Tố tụng hành chính 2015, trách nhiệm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
      1. Đương sự phải bồi thường: trong trường hợp đuơng sự yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà gây thiệt hại (Nguyên tắc đương sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình).
      2. Tòa án phải bồi thường trong trường hợp:
      – Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng với yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba;
      – Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng, gây thiệt hại cho người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
      Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline: 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết.
      Trân trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *