Luật Dân sự

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng là gì? Các bên trong hợp đồng cần thiết phải áp dụng những biện pháp này để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và pháp luật hiện hành quy định. Vậy biện pháp này bao gồm các biện pháp nào? Vấn đề này sẽ được làm rõ tại bài viết này.

biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

Quy định pháp luật về biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

Theo điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 – BLDS, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, các bên thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ và các bên có trách nhiệm để thực hiện nghĩa vụ đó.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một trong các bên có thể không thực hiện, thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ, vì vậy các bên sử dụng biện pháp bảo đảm để đảm bảo các bên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

>>>Xem thêm: Bảo Lãnh Và Thế Chấp Tài Sản Để Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự

Theo điều 293 BLDS 2015, phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm:

  • Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
  • Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
  • Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Tùy vào từng trường hợp, tính chất, đối tượng hợp đồng mà các bên lựa chọn các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khác nhau. Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được quy định tại điều 292 BLDS 2015, theo đó bao gồm 9 biện pháp sau:

Cầm cố tài sản

Quy định tại điều 310 BLDS 2015, cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, tài sản cầm cố có thể tài động sản hoặc bất động sản. Tùy theo loại tài sản mà hình thức văn bản cầm cố có yêu cầu khác nhau:

  • Tài sản cầm cố là động sản thì có thể bằng hình thức miệng hoặc hình thức văn bản,
  • Tài sản cầm cố bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản.

Văn bản này không nhất thiết phải công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định.

cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản

Thế chấp tài sản

Quy định tại điều 315 BLDS 2015, thế chấp tài sản là việc một bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Đặt cọc

Điều 328 BLDS 2015, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

>>>Xem thêm: Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng Là Gì?

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc

Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ký cược

Quy định tại điều 328 BLDS 2015, ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác  trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Ký quỹ

Ký quỹ theo điều 330 BLDS 2015 là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

Bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán, theo điều 331 BLDS 2915, biện pháp này giúp quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

>>>Xem thêm: Quy định pháp luật về quyền của bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng 

Biện pháp này phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

Bảo lãnh

Một trong những biện pháp bảo đảm là biện pháp bảo lãnh. Điều 342 BLDS 2015, quy định trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh bao gồm:

  • Nếu bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Nếu bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
biện pháp bảo lãnh

Biện pháp bảo lãnh

>>>Xem thêm: Các điều khoản cơ bản trong Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng

Tín chấp

Tín chấp theo điều 344 BLDS 2015 là việc bảo lãnh bằng uy tín của tổ chức chính trị – xã hội cho cá nhân hoặc hộ gia đình nghèo không có tài sản để thế chấp được vay một số tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ.

Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh.

Cầm giữ tài sản

Theo điều 346 BLDS 2015, cầm giữ tài sản là việc bên cầm giữ đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng” Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com

 

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết