Luật Lao Động

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động tuy không phải là văn bản mang tính bắt buộc nhưng biên bản này lại có giá trị quan trọng giúp xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động. Chính vì tính quan trọng đó, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ gửi đến bạn đọc các thông tin về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên khi thanh lý hợp đồng lao động và đặc biệt là thủ tục thanh lý hợp đồng lao động trước thời hạn theo đúng quy định pháp luật.

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là văn bản xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động và đối chiếu nội dung, nghĩa vụ đã hoàn thành, cũng như các công việc còn tồn đọng khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều kiện thanh lý hợp đồng lao động

Các bên chỉ được thanh lý hợp đồng khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động 2019.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng Hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động 2019.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động 2019.
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật lao động 2019.
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động 2019.
  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
  • Người ký kết hợp đồng lao động là người có thẩm quyền ký biên bản thanh lý hợp đồng lao động.

Cơ sở pháp lý: Điều 34, Bộ luật Lao động 2019.

Thủ tục thanh lý hợp đồng lao động trước thời hạn

Trình tự thủ tục thanh lý hợp đồng lao động trước thời hạn được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Người lao động báo trước cho người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng theo thời hạn quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 (trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động).
  • Bước 2: Người sử dụng lao động thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc thanh lý hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 34, 35, 36 Bộ luật Lao động 2019 trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019.
  • Bước 3: Soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng theo điều khoản trong hợp đồng đã ký kết và quy định pháp luật lao động.
  • Bước 4: Tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng.
  • Bước 5: Các bên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo biên bản thanh lý đã ký kết.

Soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động 2022

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

(Thanh lý Hợp đồng lao động số ………..)

– Căn cứ Bộ luật Lao động 2019 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/11/20192019;

– Căn cứ Hợp đồng lao động số ………………….……ngày ….. tháng ….. năm …. giữa Công ty ……………………. và ông/bà ………………………;

– Căn cứ………………………… của ông/bà………………………………………;

Hôm nay, ngày …. tháng … năm ……, tại……………………………………………, chúng tôi gồm:

BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): CÔNG TY…………………………….

Đại diện:…………………………… Chức vụ:………………………………….

Quốc tịch: …………………………………………………………….………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………….

Mã số thuế: ……………………………………………………………………….

Số tài khoản: ……………………………………………………………………..

Tại Ngân hàng: …………………………………………………………………..

BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): ………………………………………………..

Sinh năm:………………………………………………………………………………………………….

CMND số :……………………… do CA tỉnh/TP …..…………cấp ngày…………………

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………………………..

Hai bên đã cùng nhau thoả thuận và tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

  1. a) Cam kết đã bàn giao đầy đủ và đúng nội dung tại biên bản giao nhận đã ký.
  2. b) Cam kết chấp hành và tuân thủ đúng các điều kiện có liên quan.
  3. c) Chịu trách nhiệm cá nhân các vấn đề ngoài phần bàn giao đối với các cơ quan chức năng.
  4. d) Được hưởng các chế độ theo hợp đồng đã ký.

Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

  1. a) Chịu trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo hợp đồng đã ký.
  2. b) Thanh toán lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác cho người lao động đến thời điểm nghỉ việc.
  3. c) Có quyền yêu cầu người lao động phải thi hành đúng và đầy đủ các biên bản đã ký kết, các cam kết của người lao động đối với công ty và thực hiện đúng điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

Điều 3. Điều khoản chung

  1. a) Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung thuộc trách nhiệm của mình đối với bản thanh lý này.
  2. b) Trong thời gian …… ngày làm việc, kể từ khi ký biên bản này, Bên B có trách nhiệm tiếp tục giải trình và tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh về các nội dung đã bàn giao khi phát hiện còn thiếu sót hoặc chưa đúng.
  3. c) Sau khi thực hiện xong nội dung của biên bản thanh lý này, các vấn đề trách nhiệm của 02 bên với Hợp đồng lao động sẽ kết thúc.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành ….. bản, mỗi bên giữ …… bản có giá trị pháp lý như nhau./.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động thời vụ mùa vụ

Tư vấn soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng lao động

  • Tư vấn đàm phán, soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng lao động.
  • Tư vấn về trường hợp thanh lý hợp đồng lao động đúng luật.
  • Tư vấn về thủ tục thanh lý hợp đồng lao động.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp phát sinh do thanh lý hợp đồng lao động.

Văn bản xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động

Văn bản xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động

Trên đây là toàn bộ nội dung về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật cũng như mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động và các thủ tục cần thực hiện khi thanh lý hợp đồng lao động trước thời hạn mà Chuyên Tư Vấn Luật muốn gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

4.5 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết