Luật Hình Sự

Bị lừa hơn 500 triệu thì gửi đơn tố giác tại cơ quan nào?

Bị lừa hơn 500 triệu thì gửi đơn tố giác tại cơ quan nào.  Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi chẳng may rơi vào trường hợp bị lừa mất một số tiền lớn. Hiện nay, các vụ lừa đảo qua mạng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua điện thoại xuất hiện khá nhiều. Vậy, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành đã có những quy định như thế nào về việc tố giác khi bị lừa hơn 500 triệu? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ.

Bị lừa hơn 500 triệu thì gửi đơn tố giác ở đâu?

Quy định của pháp luật về tố giác tội phạm

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Việc tố giác tội phạm có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Đây là một nguồn tin về tội phạm.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 4 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Tố giác tội phạm là quyền của tổ chức, cá nhân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là một trong những căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 5, Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn tố giác tội phạm

Thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác và thời gian giải quyết

Thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác do bị lừa qua mạng

Thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác do bị lừa qua mạng thuộc về:

  • Cơ quan điều tra
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện Kiểm sát các cấp;
  • Các cơ quan, tổ chức quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Thời gian giải quyết đơn tố giác

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đơn tố giác do bị lừa qua mạng phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

  • Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Thời gian giải quyết tố giác có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng nếu hành vi lừa đảo qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm. Sau khi đã kéo dài nhưng vẫn chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý đơn thư tố giác tội phạm của cơ quan công an điều tra

Gửi đơn tố giác tại cơ quan nào khi bị lừa hơn 500 triệu

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: người nào phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Điểm d Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng quy định tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 500 triệu là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Điểm a Khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện là những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Cũng tại Điểm a, Khoản 2 Điều 268 Bộ luật này quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là những vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Điểm b khoản 5 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định cơ quan điều tra cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, thẩm quyền điều tra đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 500 triệu thuộc về Cơ quan điều tra cấp tỉnh. Do đó, khi bị lừa hơn 500 triệu, người bị lừa có thể gửi đơn đến Cơ quan điều tra cấp tỉnh để tố giác.

Ngoài ra, trong trường hợp vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 500 triệu diễn ra phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhiều quốc gia thì người bị lừa gửi đơn tố giác đến Cơ quan điều tra Bộ Công an hoặc Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng.

Cơ sở pháp lý: Điểm c Khoản 5 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Luật sư tư vấn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chuyên Tư Vấn Luật chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm:

  • Tư vấn các quy định về tố giác tội phạm;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Tư vấn nội dung làm đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm rõ các yêu cầu giải quyết;
  • Tư vấn việc bổ sung các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Hỗ trợ soạn thảo, hoàn thiện hình thức, nội dung đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, khi nhận thấy mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bạn có thể làm đơn tố giác đến cơ quan điều tra nơi cư trú cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp hoặc Tòa án. Nếu số tiền bị lừa đảo hơn 500 triệu bạn có thể làm đơn tố giác đến cơ quan điều tra cấp tỉnh hoặc Tòa án Nhân dân cấp tỉnh. Nếu quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết