Luật sư bào chữa

Bị can có quyền thay đổi luật sư bào chữa hay không?

Bị can có quyền thay đổi luật sư bào chữa cho mình hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi xuất hiện các tình huống bị can không muốn luật sư hiện tại tiếp tục bào chữa. Pháp luật quy định bị can có quyền lựa chọn, thay đổi người bào chữa khi tham gia vụ án. Tuy nhiên việc thay người bào chữa mới cần được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự luật định. 

Quyền thay đổi luật sư bào chữa

Quyền thay đổi luật sư bào chữa

Quy định của pháp luật về người bào chữa

Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa là:

  • Được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định, và
  • Được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa

Cũng theo quy định của Khoản 2 Điều này, pháp luật đã chỉ rõ người bào chữa sẽ gồm:

  • Luật sư;
  • Người đại diện của người bị buộc tội;
  • Bào chữa viên nhân dân;
  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Như vậy, có thể thấy luật sư bào chữa chính là chủ thể đầu tiên được nhắc đến với vai trò là người bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ án hình sự. Trên thực tế, đây cũng chính là chủ thể chiếm phần lớn trong việc là người bào chữa cho người bị buộc tội.

quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

Luật sư bào chữa là chủ thể quan trọng đóng vai trò là người bào chữa cho bị can

>> Xem thêm: Lợi ích của bị can khi có luật sư bảo vệ trong vụ án hình sự

Quyền của luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Đóng vai trò là người bào chữa cho người bị buộc tội, luật sư bào chữa được phép tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trong quá trình tham gia tố tụng, luật sư bào chữa sẽ được:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi hỏi cung bị can;
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói…;
  • Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà luật sư nhận bào chữa;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;…

Nhìn chung, luật sư bào chữa sẽ có rất nhiều quyền khi tham gia tố tụng và điều này sẽ giúp cho người bị buộc tội bảo vệ được tối đa quyền lợi của mình, hạn chế việc ép cung, bức cung cũng như những vấn đề có thể làm sai lệch đi sự thật khách quan của vụ án hình sự.

>> Xem thêm:Công việc Luật sư cần làm khi bào chữa cho thân chủ trong vụ án giết người

Quyền thay đổi luật sư bào chữa của bị can

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bị can chính là một trong những chủ thể có quyền thay đổi luật sư bào chữa cho mình. Tuy nhiên, như đã nhắc đến ở trên, luật sư sẽ trở thành người bào chữa thông qua được lựa chọn hoặc được chỉ định nên tùy vào mỗi trường hợp, việc thay đổi sẽ diễn ra khác nhau.

Trường hợp lựa chọn luật sư bào chữa

Trong trường hợp bị can muốn thay đổi luật sư bào chữa cho mình thì việc thay đổi này phải được lập thành biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

Bị can có thể tự mình hoặc nhờ người đại diện, người thân thích lựa chọn luật sư bào chữa khác cho mình, sau đó luật sư bào chữa mới sẽ tiến hành thủ tục đăng ký để trở thành luật sư bào chữa cho bị can trong vụ án hình sự.

Trường hợp chỉ định luật sư bào chữa

Trong trường hợp này, bị can vẫn có thể thay đổi luật sư bào chữa cho mình. Luật sư bào chữa mới sẽ do tổ chức hành nghề luật sư đã được đoàn luật sư chỉ định cử tham gia bào chữa.

bào chữa bắt buộc trong tố tụng hình sự

Bị can có quyền thay đổi luật sư bào chữa cho mình

Luật sư hỗ trợ cho bị can trong vụ án hình sự

Dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự cung cấp đội ngũ luật sư chuyên môn cao hỗ trợ bị can, bị cáo thông qua các công việc sau:

  • Gặp gỡ bị can để trao đổi, hướng dẫn bị can thực hiện các quyền của mình;
  • Tham gia hỏi cung, đối chất để bảo vệ tính khách quan của vụ án cũng như đảm bảo an toàn cho bị can;
  • Yêu cầu cơ quan điều tra thu thập chứng cứ hoặc tự mình thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho bị can;
  • Tham gia các phiên tòa xét xử với tư cách là người bào chữa;…

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về vấn đề liệu rằng bị can có quyền thay đổi luật sư bào chữa cho mình hay không. Nếu quý bạn đọc có khó khăn, thắc mắc hay các vấn đề pháp lý khác liên quan cần tư vấn luật hình sự thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ chi tiết.

Bài viết liên quan luật sư bào chữa có thể bạn quan tâm:

4.9 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết