Luật Hợp Đồng

Bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng khi nào theo Luật Thương mại?

Bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng khi nào theo Luật Thương mại trong khi nghĩa vụ thanh toán được xác định là một trong những nghĩa vụ cơ bản của bên mua trong hợp đồng. Vậy bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng khi nào theo Luật Thương mại trong trường hợp nào và nếu việc ngừng thanh toán là trái luật thì trách nhiệm bên muaquyền của bên bán được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết.

Bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng khi nào theo Luật Thuong mại

Bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng khi nào theo Luật Thương mại?

Trách nhiệm thanh toán tiền hàng theo Luật Thương mại

Trách nhiệm thanh toán tiền hàng được quy định tại Luật Thương mại 2005 như sau:

  • Nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ cơ bản của bên mua, theo đó, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
  • Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
  • Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.

Cơ sở pháp lý: Điều 50 Luật Thương mại 2005.

>>Xem thêm: Điều khoản thanh toán trong hợp đồng thương mại

Trường hợp bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo Luật Thương mại như sau:

  • Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
  • Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
  • Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 51 Luật Thương mại 2005.

Xử lý hành vi ngừng thanh toán trái luật

Khoản 4 Điều 51 Luật Thương mại 2005 quy định trường hợp tạm ngừng thanh toán bên mua có bằng chứng về hàng hóa đang là đối tượng tranh chấp hay bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.

Bên mua Bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó cũng như chịu các chế tài khác theo quy định của Luật Thương mại 2005.

Nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ cơ bản của bên mua, do đó nếu bên bán chứng minh được đây là hành vi ngừng thanh toán trái luật thì đây được coi là vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi xem xét có đủ 03 điều kiện sau, trừ trường hợp miễn trách nhiệm là:

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Có thiệt hại thực tế;
  • Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Nếu chứng minh đủ các yếu tố trên thì bên mua có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bán. Cụ thể:

  •  Bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
  • Mức bồi thường tối đa không được pháp luật quy định cụ thể mà chỉ xác định giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Cơ sở pháp lý: Điều 51, Điều 302 và 303 Luật Thương mại 2005.

>>>Xem thêm: Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Bên mua bồi thường thiệt hại

Bên mua Bồi thường thiệt hại

Các chế tài khác theo Luật Thương mại

Ngoài việc bồi thường thiệt hại cho bên bán khi bên mua đưa ra các bằng chứng không xác thực gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua còn có thể phải chịu các chế tài khác như:

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Phạt vi phạm.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Huỷ bỏ hợp đồng.
  • Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Cơ sở pháp lý: Điều 292 Luật Thương mại 2005.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Thương lượng

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 317 Luật Thương mại 2005, thương lượng là một trong ba hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. Nhà nước luôn khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng bởi lẽ Nhà nước tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và đây là phương thức ít tốn kém nhất trong các phương thức giải quyết tranh chấp còn lại. Theo đó, thương lượng là hình thức mà các bên tự thỏa thuận, tự giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên mà không cần đến sự can thiệp, hỗ trợ từ bên thứ ba. Nếu quá trình thương lượng đi đến kết quả cuối cùng thì đó là một thỏa thuận không có sự bảo đảm pháp lý nào để thi hành thỏa thuận đó.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 317 Luật Thương mại 2005.

Hòa giải

Hình thức giải quyết tranh chấp tiếp sau hình thức thương lượng là hòa giải được quy định tại Khoản 2 Điều 317 Luật Thương mại 2005. Theo đó, Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Cụ thể, hòa giải cũng mang nét tương tự như thương lượng nhưng điểm khác biệt ở chỗ, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại với sự tham gia của bên thứ ba sẽ làm trung gian hòa giải để xem xét, hỗ trợ, đưa ra các giải pháp phù hợp cho các bên tranh chấp. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại được quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 24/02/2017 về hòa giải thương mại.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 317 Luật Thương mại 2005 và Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

Khởi kiện

Nếu việc thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả thì các bên có thể lựa chọn 01 trong 02 phương thức tố tụng là trọng tài thương mại hoặc khởi kiện tại Tòa án theo Điều 317 Luật Thương mại 2005:

  • Theo khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010, tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc thỏa thuận không thể thực hiện, các bên có thể khởi kiện tại Tòa án. Các trường hợp có thể khởi kiện tại Tòa án được quy định tại Điều 26 và Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 317 Luật Thương mại 2005.

Giải quyết bằng Trọng tài thương mại

Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 giải thích về hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, cụ thể: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.

Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 về điều kiện được giải quyết bằng Trọng tài thương mại như sau:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:

  • Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
  • Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
  • Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  • Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Theo Điều 67 Luật Trọng tài thương mại 2010, phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Cho nên khi lựa chọn Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp, khi Trọng tài đưa ra phán quyết, các bên phải tự nguyện thi hành phán quyết trên. Trong trường hợp hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật Trọng tài thương mại 2010, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

>>> Xem thêm: Vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng

Tư vấn về trường hợp ngừng thanh toán tiền mua hàng hợp pháp

Tư vấn về trường hợp ngừng thanh toán tiền mua hàng hợp pháp

Tư vấn về trường hợp ngừng thanh toán tiền mua hàng hợp pháp

  • Tư vấn quy định nghĩa vụ thanh toán của bên mua;
  • Tư vấn giải quyết vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng;
  • Soạn thảo đơn từ, hồ sơ theo yêu cầu khách hàng;
  • Tham gia vào quá trình tố tụng nếu nhận được yêu cầu của quý khách hàng.

Giao hàng và thanh toán là nghĩa vụ cơ bản của bên bán và bên mua trong hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp được trình bày cụ thể trên bài viết thì bên mua được phép ngừng thanh toán cho bên bán. Nếu có thắc mắc gì thêm cũng như có nhu cầu được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn Luật Hợp Đồng qua số Hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

5 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết