Luật Dân sự

Bên bán không chịu bảo hành hàng hóa thì làm sao?

Bên bán không chịu bảo hành hàng hóa thì làm sao? đây là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Nghĩa vụ của bên bán, quy định về bảo hành, bảo hành trong hợp đồng mua bán,… là vấn đề sẽ có trong bài viết sau đây. Thực tiễn việc mua bán hàng hóa mà có tranh chấp về bảo hành, bên bán không chịu bảo hành hoặc các bên không thống nhất thỏa thuận về bảo hành diễn ra thường xuyên. Vì vậy, xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết để được giải đáp.

Nghĩa vụ bảo hành của bên bán

Nghĩa vụ bảo hành của bên bán

Nghĩa vụ bảo hành của bên bán

Quy định về bảo hành trong hợp đồng mua bán

Nghĩa vụ bảo hành là nghĩa vụ của bên bán dành cho bên mua. Căn cứ quy định tại Điều 446 Bộ luật Dân sự 2015:Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Tại Điều 49 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa như sau:

  • Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
  • Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
  • Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, nghĩa vụ bảo hành sẽ được đặt ra cho bên bán khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc đối với một số trường hợp do pháp luật quy định. Thông thường việc bảo hành sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, tuy nhiên đối với trường hợp như hảo hành nhà ở được ghi nhận tại Điều 85 Luật Nhà ở 2014 thì sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Quy định bảo hành trong hợp đồng mua bán

Quyền yêu cầu bảo hành hàng hóa của bên mua

Pháp luật quy định, bên mua có quyền yêu cầu bảo hành hàng hóa. Tuy nhiên, để thực hiện quyền của mình, bên mua cũng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định. Cụ thể, căn cứ Điều 447 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Cũng theo điều này, khi yêu cầu bảo hành hàng hóa, bên mua có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Hướng giải quyết khi bên bán không chịu bảo hành hàng hóa

Giải quyết bằng thương lượng

Đối với trường hợp bên bán không chịu bảo hành hàng hóa dù bên mua đã đáp ứng đủ điều kiện được bảo hành và có yêu cầu bảo hành, thông thường sẽ có 03 hướng giải quyết tương ứng với mức độ nghiêm trọng, giá trị sản phẩm cần bảo hành và tinh thần thiện chí giải quyết của các bên.

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến, thông thường được áp dụng đầu tiên để giải quyết tranh chấp. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng và đơn giản dựa trên ý chí của hai bên mà không có sự can thiệp của bên thứ ba nào.

Phương thức này thường được áp dụng đầu tiên trong tất cả các vụ tranh chấp của người tiêu dùng và bên bán. Nói dễ hiểu thì đây là phương pháp mà hai bên sẽ cùng ngồi lại để thương lượng, đưa ra một giải pháp cân bằng lợi ích của cả hai bên, là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp.

Tuy nhiên, phương pháp này có khuyết điểm là không triệt để. Do kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng. Vì vậy, có thể dẫn đến tình trạng dù đã thương lượng đạt thành thống nhất nhưng một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Giải quyết bằng Tòa án

Yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thương mại

Yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thương mại

Giải quyết vấn đề bên bán không chịu bảo hành hàng hóa thông qua Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện vụ án dân sự. Trình tự khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền bằng 1 trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Nộp qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia (nếu có).

Bước 2: Toà án nhận và xử lý đơn khởi kiện: Trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày nhận đơn, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án (trừ trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc có yếu tố nước ngoài), và có thể được gia hạn thời hạn nhưng không quá 1 tháng.

Bước 4: Tham gia phiên toà xét xử

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

CSPL: Điều 190, Điều 191, Điều 203, Chương XIII Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Giải quyết bằng Trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính phủ do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tại. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết.

Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định.

  • Bước 2: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài
  • Bước 3: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp: Phiên họp giải quyết tranh chấp được mở ra nhằm mục đích để các bên thực hiện hòa giải, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
  • Bước 4: Phán quyết của Hội đồng trọng tài: Khi các bên không hòa giải thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp. Kết quả giải quyết tranh chấp được thể hiện thông qua phán quyết của Hội đồng trọng tài. Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.

CSPL: Điều 30, Điều 32, Điều 40, Điều 58, Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về bảo hành hàng hóa

Đội ngũ Luật sư uy tín

Đội ngũ Luật sư uy tín

  • Tư vấn hướng giải quyết phù hợp với khách hàng;
  • Thực hiện soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Hỗ trợ thực hiện khởi kiện, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài;
  • Soạn thảo các đơn từ trong quá trình khởi kiện như: Bản ý kiến pháp lý, Bản tự khai, Đơn yêu cầu,…
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng.
  • Hỗ trợ khách hàng thu thập các chứng cứ có lợi.
  • Hướng dẫn khiếu nại khi người tiến hành tố tụng không thực hiện đúng thủ tục
  • Tranh tụng tại phiên sơ thẩm và phúc thẩm với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.

Trong thực tiễn hướng giải quyết trong trường hợp bên bán không chịu bảo hành hàng hóa sẽ bao gồm: thương lượng, khởi kiện tòa án hoặc thông qua tòa trọng tài để giải quyết. Bài viết trên đã giải đáp các nội dung quy định và thủ tục xoay quanh vấn đề bảo hành của bên bán. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc về các nội dung đã được nêu tại bài viết hoặc muốn tư vấn pháp luật bởi Luật sư Dân sự, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87.

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân Sự, Hình Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ kinh tế Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 756 bài viết

error: Content is protected !!