Luật Dân sự

Ba mất thì mẹ có được nhận hết tiền bồi thường về đất không?

Ba mất thì mẹ có được nhận hết tiền bồi thường về đất không? Nếu có thủ tục để nhận tiền bồi thường như thế nào ? Hay nếu xảy ra tranh chấp tiền bồi thường về đất sẽ giải quyết ra sao? Bài viết dưới đây chúng ta cùng giải đáp các thắc mắc trên.

Nhận bồi thường đất khi ba mất

Tiền bồi thường thu hồi đất gồm những khoản nào ?

Khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013 và Điều 6, 7, 9, 10 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định khi nhà nước thu hồi đất thì tiền đền bù thu hồi đất được pháp luật quy định bao gồm:

  • Tiền đền bù về đất;
  • Bồi thường chi phí đầu tư vào đất;
  • Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất;
  • Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ;
  • Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
  • Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
  • Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
  • Hỗ trợ khác.

Khi ba mất thì mẹ có được nhận hết tiền bồi thường không ?

Căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

  • Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
  • Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Nếu bố mẹ bạn không có thỏa thuận về chế độ tài sản thì một nửa quyền sử dụng đất của bố bạn sẽ trở thành di sản thừa kế. Theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, người có di sản thừa kế không để lại di chúc thì sẽ chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật. Như vậy, nếu ba bạn mất mà không để lại di chúc  thì mẹ không được nhận hết tiền bồi thường mà phải chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Theo quy định trên, di sản thừa kế sẽ được phân chia thành các phần di sản bằng nhau cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: ông bà nội, mẹ bạn, bạn và anh chị em của bạn.

>>> Xem thêm: Thu hồi đất ở phải thông báo trước bao lâu?

Trong trường hợp có tranh chấp thì giải quyết như thế nào ?

Tranh chấp tiền bồi thường

Quy định về vấn đề bồi thường khi đất thu hồi là di sản thừa kế

Căn cứ Khoản 1 Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định:

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

Theo căn cứ Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 77 của Luật này.

Như vậy, đất đủ điều kiện được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thì những người được hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất sẽ được nhận tiền bồi thường tương ứng với phần đất được nhận thừa kế bị thu hồi.

Quy định về vấn đề nhận tiền bồi thường khi đang có tranh chấp

Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.

Như vậy, đối với diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp chưa được giải quyết xong thì tiền bồi thường với phần đất bị thu hồi sẽ được chuyển vào Kho bạc Nhà nước; sau khi giải quyết xong tranh chấp thì tiền bồi thường sẽ được trả cho người được xác định có quyền sử dụng đất sau tranh chấp.

CSPL: Khoản 3 Điều 30 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn tranh chấp tiền bồi thường do bị thu hồi đất

Luật sư tư vấn các trường hợp được bồi thường khi nhà đất bị thu hồi:

  • Tư vấn các trường hợp cụ thể được phép thu hồi đất theo quy định pháp luật, trình tự, thủ tục thu hồi đất;
  • Tư vấn về thẩm quyền, thủ tục khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi đất trái luật;
  • Tư vấn thủ tục, trình tự bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại;
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Tư vấn về các vấn đề khác phát sinh trong quá trình thu hồi đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc nhận hết tiền bồi thường về đất. Nếu quý bạn đọc gặp phải bất cứ khó khăn nào về mặt pháp lý khi thừa kế phần di sản được người thân để lại vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi thông qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết và kịp thời.

5 (15 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết