Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Thủ Tục Và Chi Phí Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Như Thế Nào?

Thủ tục đăng ký về luật sở hữu trí tuệ là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng và cần được thực hiện nhằm đảm bảo công sức sáng tạo, khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo để bù đắp lại công sức đầu tư, chi phí và thời gian mà người sáng tạo đã bỏ ra. Đối với mỗi một loại hình tài sản sở hữu trí tuệ khác nhau thì việc chuẩn bị hồ sơ hay tiến hành các thủ tục cũng sẽ khác nhau. Hãy cùng Luật sư Phan Mạnh Thăng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây:

Thủ tục, hồ sơ và chi phí, nơi đăng ký sở hữu trí tuệ

>>Xem thêm: Tư vấn góp vốn là tài sản có đăng ký quyền sở hữu

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Theo quy định của Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, đối tượng sở hữu trí tuệ gồm: Quyền Sở hữu công nghiệp; Quyền tác giả, quyền liên quan; Quyền đối với giống cây trồng.

Tùy thuộc vào từng sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ để đăng ký theo các đối tượng này. Mỗi sản phẩm đăng ký sẽ có các bước tiến hành khác nhau và do các cơ quan quản lý khác nhau thực hiện việc thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ. Về cơ bản Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn đối tượng đăng ký

Với mỗi sản phẩm đăng ký sẽ có hình thức đăng ký khác nhau, có các hình thức đăng ký sau: Đăng ký nhãn hiệu; Đăng ký sáng chế; Đăng ký kiểu dáng công nghiệp; Đăng ký bản quyền tác giả; Đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng.

Bước 2: Xác định cơ quan đăng ký

Gồm các cơ quan: Cục Sở hữu trí tuệ; Cục bản quyền tác giả; Cục trồng trọt và chăn nuôi.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ

Hồ sơ này sẽ phụ thuộc vào từng loại hình đăng ký

Bước 4: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, sẽ nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan nêu trên để tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký, theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của việc đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm.

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Để tiến hành quá trình đăng ký, cần chuẩn bị Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cần thiết dựa vào tính chất của đối tượng cần được bảo hộ, cụ thể gồm:

Thứ nhất, Đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, bao gồm:

  1. 3 bản tờ khai theo mẫu yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế
  2. 3 bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích và yêu cầu bảo hộ
  3. 3 bản vẽ, bảng tính toán, sơ đồ
  4. 1 bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm
  5. 1 bản chứng từ nộp lệ phí

Thứ hai, Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

  1. 3 bản tờ khai theo mẫu yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
  2. 3 bản mô tả về kiểu dáng công nghiệp
  3. 6 bản vẽ hoặc ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp
  4. Nếu kiểu dáng công nghiệp đó có chứa nhãn hiệu hàng hóa, thì cần có 1 bản tài liệu xác nhận quyền sở hữu hàng hóa
  5. 1 bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm
  6. 1 bản giấy chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn
  7. 1 bản chứng từ nộp lệ phí

Thứ ba, Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa

  1. 3 bản tờ khai theo mẫu yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
  2. 15 bản mẫu nhãn hiệu
  3. 1 bản xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp
  4. 1 bản tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp
  5. Nếu nhãn hiệu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, cần 1 quy chế sử dụng nhãn hiệu
  6. 1 bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm
  7. Nếu nhãn hiệu có chứa đựng những thông tin riêng, cần có thêm giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
  8. 1 bản chứng từ nộp lệ phí

Chi phí và nơi đăng ký sở hữu trí tuệ

Về chi phí, sẽ tùy thuộc vào từng loại văn bằng bảo hộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các khoản, mức phí và lệ phí được áp dụng thống nhất đối với tất cả chủ thể.

Chi phí và nơi đăng ký sở hữu trí tuệ ra sao?

Nơi đăng ký sở hữu trí tuệ tùy thuộc vào từng đối tượng, sau khi chuẩn bị những thủ tục đăng ký theo đầy đủ giấy tờ quy định, chủ sở hữu sẽ đăng ký sở hữu trí tuệ tại các cơ quan quản lý sau:

Một, Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm đăng ký nhãn hiệu; đăng ký sáng chế; đăng ký giải pháp hữu ích; đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hai, Cục bản quyền tác giả là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng bản quyền tác giả gồm quyền tác giả và quyền liên quan

Ba, Cục trồng trọt và chăn nuôi là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng liên quan đến giống cây trồng, vật nuôi

Thủ tục, hồ sơ Đăng ký sở hữu trí tuệ thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp, nó góp phần quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với các đối tác. Trên đây là bài viết về “Thủ tục, hồ sơ và chi phí, nơi đăng ký sở hữu trí tuệ”, nếu bạn có thắc mắc gì về vấn đề này hãy liên hệ với công ty của chúng tôi theo số hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

4.6 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết