Luật Hợp Đồng

Khi nào hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu ?

Khi nào hợp đồng kinh doanh thương mại rơi vào trường hợp vô hiệu. Khi các thương nhân giao kết hợp đồng thương mại cần quan tâm đến các điều khoản tiên quyết của hợp đồng. Bởi nếu có hành vi vi phạm các điều khoản này thì rất dễ dẫn đến đổ vỡ trong quan hệ kinh doanh, cùng với đó là rủi ro dẫn đến hợp đồng vô hiệu do vi phạm nghĩa vụ. Bài viết trình bày cụ thể các trường hợp có khả năng dẫn đến hợp đồng vô hiệu. 

Hợp đồng kinhTrường hợp cụ thể về hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu doanh thương mại vô hiệu trong trường hợp nào?
Hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu trong trường hợp nào?

Hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu trong trường hợp nào?

Hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu là hợp đồng vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại.

Hợp đồng không bị vô hiệu khi đáp ứng được các điều kiện về giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) đó là:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Những trường hợp cụ thể nào về hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu?

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô hiệu trong những trường hợp cụ thể sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 123, Hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 124, Hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô hiệu do giả tạo. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định.

Thứ ba, theo quy định tại Điều 125, Hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô hiệu do chủ thể không đủ năng lực hành vi dân sự. Hợp đồng bị vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Thứ tư, theo quy định tại Điều 126, Hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô hiệu do bị nhầm lẫn. Trường hợp hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp khác theo quy định.

Thứ năm, theo quy định tại Điều 127, Hợp đồng bi vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Thứ sáu, theo quy định Điều 128, hợp đồng bị vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Ngoài ra, trong trường hợp pháp luật quy định hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng vô hiệu.

Hệ quả pháp lý khi hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu như thế nào?

Hậu quả pháp lý của hợp đồng trong kinh doanh vô hiệu
Khi nào hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu?

Hậu quả pháp lý của hợp đồng trong kinh doanh vô hiệu đó là:

Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

  1. Thứ nhất, Khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  2. Thứ hai, Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  3. Thứ ba, Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra cả trong trường hợp mức độ lỗi của hai bên là tương đương nhau.

Trên đây, là các nội dung tư vấn về các vấn đề “khi nào hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu?”. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì chưa rõ ràng hoặc quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng theo hotline 1900 63 63 87.

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết