Luật Hôn Nhân Gia Đình

Quy Định Về Việc Xử Lý Kết Hôn Trái Pháp Luật

Việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn nêu trên thì bị xem là kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (HNGĐ 2014). Việc kết hôn trái pháp luật được xử lý như sau:

Bước 1: Yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Theo Điều 10 Luật HNGĐ 2014, những người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm:

Thứ nhất, người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức sau đây yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm sự tự nguyện:

Những vấn đề xoay quanh kết hôn trái pháp luật

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước vềtrẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Thứ hai, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức sau đây yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật:

a) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

b) Cơ quan quản lý nhà nước vềtrẻ em;

c) Hội liên hiệp phụ nữ.

>>>Xem thêm: Yêu Cầu Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật

Bước 2: Thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, Tòa án phải thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật khi việc kết hôn đó đã được đăng ký tại đúng cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn được xác định theo quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Quy định của pháp luật về hủy kết hôn trái pháp luật

Trường hợp nam, nữ đăng ký kết hôn tại đúng cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn mà yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này.

Bước 3: Xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định như sau:

Trường hợp 1: Tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn thì Tòa án xử lý như sau:

a) Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.

b) Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểmkết hôn đến thời điểmhủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 Luật HNGĐ 2014.

c) Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểmkết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểmkết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Việc xác định thời điểm được xem là “cả hai bên kết hôn đã có đủ điều kiện kết hôn” được hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Theo đó, phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Quy định về xử lý khi kết hôn trái pháp luật

Trường hợp 2: Hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn thì thực hiện như sau:

a) Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;

b) Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”.

Theo Khoản 3 Điều 11 Luật HNGĐ 2014, quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Việc hủy kết hôn trái pháp luật dẫn đến các hậu quả pháp lý quy định tại Điều 12 Luật HNGĐ 2014 như sau:

Thứ nhất, hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ vợ chồng;

Thứ hai, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn;

Thứ ba, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật HNGĐ như sau:

– Trước hết được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của BLDS và các quy định pháp luật khác có liên quan;

– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Trên đây là nội dung tư vấn về kết hôn trái pháp luật.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *